Công nghệ 24h

5 xu hướng công nghệ nổi bật nhất năm 2020

DNVN - Năm 2020 vừa qua là một năm với nhiều khó khăn và thách thức làm đảo lộn cả thế giới khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu. Chính trong giai đoạn khó khăn này chúng ta chứng kiến sự bùng nổ và đột phá về công nghệ. Cùng điểm lại những xu hướng công nghệ nổi bật nhất 2020.

Chuyển đổi số là xu hướng "lột xác" của doanh nghiệp trong tương lai / Cảnh báo tình trạng mạo danh ngân hàng lừa mở thẻ tín dụng

Cũng chính trong giai đoạn khó khăn này, chúng ta lại chứng kiến những bước tiến đột phá về công nghệ được nhiều người ví như “liều thuốc” chữa lành những vết thương về kinh tế, chính trị, xã hội. Những xu hướng công nghệ nổi bật nhất năm 2020 được điểm mặt chỉ tên phải kể đến:

Công nghệ 5G sẽ làm thay đổi thế giới

Công nghệ 5G được nhiều chuyên gia đánh giá là có nhân tố làm thay đổi “cuộc chơi” tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, an nình – quân sự của các quốc gia trên thế giới.

Với năng lực có thể truyền tải dữ liệu mạnh hơn nhiều so với công nghệ 4G và 3G trước đây, công nghệ 5G được cho là sẽ có vai trò nền tảng, mở ra khả năng ứng dụng ở quy mô lớn chưa từng có cho các công nghệ mới, dữ liệu mới (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (LoT).

Công nghệ 5G sẽ làm thay đổi thế giới.

Công nghệ 5G sẽ làm thay đổi thế giới.

Bên cạnh đó, về kinh tế, các công nghệ như: Xe tự hành, nhà máy sản xuất tự động, phẫu thuật từ xa, dịch vụ giải trí thực tế ảo,... dựa trên nền tảng 5G còn tạo ra những ngành kinh tế mới, mang lại lợi nhuận lớn.

Hiện tại, các quốc gia đang không ngừng "chạy đua" để trang bị cơ sở hạ tầng 5G. Theo báo cáo của GSM, Mỹ đang ước tính khoảng đầu tư 275 tỷ USD để triển khai mạng 5G, tạo ra 3 triệu việc làm mới. Trong khi đó, quy mô đầu tư 5G của Trung Quốc được ước tính lên đến 441 tỷ USD. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Nga là những nước cũng đang đầu tư rất nhiều cho xu hướng viễn thông năm 2020 này.

Trí tuệ nhân tạo – xu hướng nổi bật nhất

Ở thời điểm hiện tại, thế giới đã phải công nhận trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ quan trọng mang tính cốt lõi trong thời đại công nghệ 4.0. Đến nay, đã có rất nhiều quốc gia đã “nhanh chân” ứng dụng công nghệ AI trong sản xuất, công việc và đời sống.

Đặc biệt trong năm 2020 vừa qua, AI đã trở thành tâm điểm khi thế giới phải đón nhận đợt dịch lớn nhất chưa từng thấy mang tên Covid 19. Nhờ có công nghệ AI mà rất nhiều ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ cho công tác thông tin, báo cáo và phòng ngừa dịch bệnh.

Trí tuệ nhân tạo – xu hướng nổi bật nhất.

Trí tuệ nhân tạo – xu hướng nổi bật nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống trí tuệ nhân tạo AI còn có thể xác định virus corona có trong phổi người. Những kết quả cho thấy, hệ thống này có thể chẩn đoán như một bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là rút ngắn thời gian xét nghiệm, xác định chính xác 90% ca nhiễm Covid thông qua chụp cắt lớp vi tính (computer tomography).

Ngoài ra, AI còn hiện hữu với khả năng nhận diện giọng nói, khuôn mặt và các cử chỉ. Cụ thể, công nghệ nhận diện giọng nói của năm 2020 phát triển vượt bậc với độ chính xác cao, mang đến trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. Điển hình là Siri của Apple, Alexa của Amazon và không thể không kể đến "cô nàng" Google Assistant của Google.

Công nghệ này đang có sức ảnh hưởng to lớn đến thế giới và đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Rất có thể xu hướng công nghệ này sẽ tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất của năm 2021, 2022 và xa hơn thế nữa.

Thực tế ảo VR, AR ngày càng trở nên phổ biến

Công nghệ thực tế ảo AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) được sử dụng phổ biến nhất khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đặc biệt là trong ngành du lịch.

Có thể hiểu đơn giản, VR được áp dụng khi bạn để một thiết bị dạng kính lên mắt và trải nghiệm các hình ảnh chân thực sống động. Còn AR có bản chất là hình ảnh trong thực tế có thể nhìn thấy bằng mắt thường dựa vào sự tăng cường và bổ sung các thông tin ảo.

Thực tế ảo VR; AR ngày càng trở nên phổ biến.

Thực tế ảo VR; AR ngày càng trở nên phổ biến.

Do đó, rất nhiều nước đã ứng dụng VR và AR vào việc nâng cao trải nghiệm cho khách du lịch, thông qua: chỉ dẫn đường đi khi soi vào sơ đồ chỉ dẫn, hiển thị hướng dẫn trong khu du lịch hay trung tâm thương mại, hiển thị thông tin khi soi vào brand hay biểu tượng hiện vật và nhiều hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, với năm 2020 đẩy mạnh các ngành công nghiệp giải trí, VR và AR đang trở thành xu hướng công nghệ tiên phong trong lĩnh vực này. Đáng nhắc đến là các tựa game VR và AR liên tục khuấy động thị trường game thế giới như: Star Wars, Half-Life: Alyx,...

An ning mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức

Theo thông tin của Forbes, thiệt hại trung bình của một lần dữ liệu doanh nghiệp bị xâm nhập trái phép có thể lên đến 4 triệu USD. Chính vì vậy, tăng cường an ninh bảo mật không gian mạng không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Với ước tính hơn 75 tỷ thiết bị di động được sử dụng trên toàn cầu trong năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật và tài khoản quản trị viên mặc định có thể tiếp tay cho những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống. Các nhà cung cấp đã liên kết với nhau để bảo vệ khách hàng và chuỗi cung ứng của họ.

An ning mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức.

An ning mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức.

Sự phát triển của công nghệ AI vừa là một phương thức để phát triển an ninh mạng nhưng đồng thời cũng trở thành tác nhân gây khó khăn cho đội ngũ kỹ sư của mảng này. Các thuật toán chuyên sâu đã được các chuyên gia an ninh sử dụng để nhận dạng khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ và phát hiện các mối đe dọa.

Tuy nhiên, AI cũng được các tin tặc ứng dụng để phát triển mã độc và các phương thức tấn công tinh vi hơn. Do đó, đi cùng với xu hướng phát triển AI, an ninh mạng cũng trở thành một xu hướng được quan tâm nhất 2020.

Điện toán đám mây trở thành nền tảng chung của mọi ứng dụng

Dịch vụ đám mây đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong vài năm vừa qua và không quá ngạc nhiên khi công nghệ này trở thành một trong những xu hướng chính của 2020.

Về cơ bản, hệ thống điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet. Dịch vụ email, ngân hàng trực tuyến, mua sắm qua mạng hay trò chuyện qua Skype chỉ là một vài trong số những ứng dụng điện toán đám mây miễn phí.

An ning mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức.

An ning mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức.

Dịch vụ đám mây của Google vẫn đang thống trị so với phần còn lại của thế giới. Tiêu biểu là Google Drive - dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí lớn nhất thế giới với dung lượng miễn phí 15 GB/tài khoản. Ngoài ra, Google Photos là dịch vụ giúp bạn lưu trữ những bức ảnh sắc nét, mặc dù tiện ích này sẽ được tính phí vào năm sau nhưng vẫn đáng để trải nghiệm.

Ở lĩnh vực kinh tế, điện toán đám mây cũng hiện hữu khi Serverless Computing là một dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm cốt lõi mà không phải lo lắng về việc quản lý và vận hành máy chủ. Dịch vụ này nói riêng và công nghệ điện toán đám mây nói chung đang dần trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong năm 2020. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không đủ thời gian để xử lý các công việc quản lý cơ sở hạ tầng phức tạp và muốn hướng nguồn lực tới các mục tiêu cao hơn.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm