Khoa học - Công nghệ

4 dấu hiệu cảnh báo cần thay lọc gió ô tô ngay lập tức

Cách sử dụng xe của mỗi người là khác nhau, dòng xe, loại xe khác nhau nên việc bảo dưỡng, thay mới lọc gió ô tô cũng sẽ khác nhau. Vậy, làm sao để biết đã tới lúc xe cần thay lọc gió.

Hyundai Kona Electric lọt top những mẫu xe điện có tầm hoạt động xa nhất năm 2021 / Mua xe sedan tầm giá 600 triệu đồng, chọn Toyota Vios GR-S hay Honda City RS?

Lọc gió trên ô tô là bộ phận quan trọng như lá phổi của xe, nó có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn trong không khí, giúp xe vận hành êm ái hơn. Khi bộ phận lọc gió bị hư hỏng sẽ khiến một số chức năng và xe vận hành lỗi và bạn cần phải thay lọc gió ô tô mới.

1. Khi nào cần thay lọc gió ô tô?

Động cơ nhanh nóng

Khi bạn chạy xe thì tất nhiên động cơ máy sẽ nóng lên. Thế nhưng, nếu động cơ xe của bạn nóng quá nhanh, thì có thể là do lọc gió của động cơ bị hư tổn khiến bụi bẩn lọt vào động cơ và buồng đốt, dẫn đến xe bị nóng máy và giảm hiệu suất.

động cơ xe nhanh nóng
Nếu động cơ xe của bạn nóng quá nhanh, thì có thể là do lọc gió của động cơ bị hư tổn

Xe tiêu tốn xăng nhiều hơn bình thường

Nếu vào một ngày “đẹp trời”, kim xăng của xe bạn quay về E nhanh hơn bình thường, thì đó là một trong những dấu hiệu của việc bộ phận lọc gió động cơ bị bám quá nhiều bụi bẩn. Điều này khiến việc lọc khí bị khó khăn hơn và dẫn đến việc động cơ phải làm việc mạnh hơn thông thường, và từ đó sẽ gây tốn nhiên liệu hơn.

Xe hay bị tắt máy

Khi bộ lọc gió của động cơ có vấn đề (hỏng, rách) thì sẽ làm bụi bẩn bám kín các lỗ thông gió của bộ lọc, làm giảm lượng khí vào, khiến tăng muội than bên trong làm nghẹt bugi và động cơ sẽ tắt đột ngột.

xe bị tắt máy đột ngột
Xe hay bị tắt máy

Sau mỗi 20.000 km

 

Để đảm bảo được bộ lọc gió ô tô hoạt động bình thường, chúng ta cần phải kiểm tra định kì lọc gió theo mức 5.000 km/lần và thay mới mỗi chặng 20.000 km/lần. Chủ xe cũng có thể tự kiểm tra để biết thời gian thay lọc gió. Vì đây là một bộ phận rất dễ để tháo lắp nên người sử dụng xe có thể tự mình làm được.

2. Cách thay hoặc vệ sinh lọc gió ô tô tại nhà

Bước 1: Mở nắp ca pô ra. Nếu xe bạn mới vận hành thì bạn cần phải để nghỉ một thời gian rồi mới mở ra để tránh bị bỏng.

bật nắp capo
Mở nắp ca pô

Bước 2: Tìm thiết bị lọc gió. Hãy yên tâm vì đây là thiết bị được thiết kế để dễ tìm thấy, nên thiết bị sẽ được đặt trong hộp và bộ thiết bị này có thể được cố định bằng lẫy hoặc ốc. Chú ý, bạn cần nên chụp hình lại vị trí ban đầu trước khi lấy lọc gió ra để có thể lắp lại nhanh chóng.

>> Xem thêm: Cập nhật bảng giá ôtô VinFast tháng 3/2021

 

hộp chứa lọc gió
Tìm thiết bị lọc gió

Bước 3: Tháo lọc gió ra. Sau khi tháo hết ốc/tai gài cố định thì khéo léo nhấc nắp lọc ra để lấy tấm lọc ra ngoài.

>> Xem thêm: Toyota Wigo - Xe đô thị cỡ nhỏ phù hợp phái đẹp

tháo lọc gió
Tháo lọc gió ra

Bước 4: Vệ sinh lọc gió. Lúc này, bạn sẽ dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe lọc ra ngoài, nên tránh việc xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Chú ý, không được giặt bộ lọc qua nước, và tránh các vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Hoặc nếu bộ lọc đã tới lúc cần phải thay thì ta sẽ sử dụng bộ lọc mới để thay thế.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Infiniti tháng 3/2021: Đắt nhất 6,999 tỷ đồng

vệ sinh lọc gió
Vệ sinh lọc gió

Bước 5: Dùng khăn lau sạch các bụi bẩn còn xót trước khi lắp lọc lại vị trí cũ. Và lắp bộ lọc lại theo đúng vị trí lúc đầu tiên đã lấy ra.

 

>> Xem thêm: Bảng giá xe MG tháng 3/2021: Thêm lựa chọn, giảm giá sốc

Trên đây là một số dấu hiệu và cách vệ sinh lọc gió để đảm bảo, tránh hư hỏng nặng cho xe. Ngoài các dấu hiệu nêu trên, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và thay thế lọc gió ô tô khi xe chạy khoảng 20.000km và vệ sinh bộ lọc khi xe chạy được 5.000km, như vậy sẽ giúp bộ lọc gió ô tô hoạt động tốt và xe vận hành êm ái hơn.

Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm