Khoa học - Công nghệ

Đâu là lỗ hổng lớn nhất của dòng Samsung Galaxy S20?

DNVN - Máy quét dấu vân tay siêu âm bên trong màn hình được coi là lỗ hổng thất bại của Samsung Galaxy S20.

Smartphone cấu hình ‘siêu khủng’, pin 4.720 mAh, sạc 65W, giá gần 12 triệu / Cách nâng cấp Windows 7 lên Windows 10 hoàn toàn miễn phí

Samsung Galaxy S20 ra mắt công chúng với trải nghiệm smartphone Android hoàn hảo gồm chip mới nhất và nhanh nhất, màn hình 120Hz cung cấp trải nghiệm nhanh và mượt mà mọi người dùng mơ ước trên chiếc điện thoại. Thêm vào đó, bạn có một camera có thể phóng to hơn bất kỳ điện thoại thông minh nào khác. Thêm vào đó là các tính năng như kết nối 5G, pin lớn và rất nhiều tiện ích khác.
Tuy nhiên, có một điểm yếu mà dòng Galaxy S20 Ultra. Đó là máy quét dấu vân tay được tích hợp bên trong màn hình.
Máy quét dấu vân tay siêu âm bên trong màn hình được coi là lỗ hổng thất bại của Samsung Galaxy S20

Máy quét dấu vân tay siêu âm bên trong màn hình được coi là lỗ hổng thất bại của Samsung Galaxy S20

Samsung là công ty đầu tiên (và duy nhất) áp dụng máy quét vân tay siêu âm trên màn hình. Công nghệ siêu âm được Qualcommm phát triển và sử dụng sóng siêu âm phản ứng trở lại vào bề mặt da của người dùng, từ đó thiết lập phương thức bảo mật cho phép mở khoá điện thoại.
Nhưng trong thực tế: tốc độ máy quét vân tay siêu âm quá chậm và không chính xác như máy quét quang học mà tất cả các công ty khác đã áp dụng.
Trên Galaxy S20 Ultra, người dùng từng trải nghiệm cho biết họ thường phải nhấn vào màn hình một vài lần cho đến khi mở khóa và không cảm thấy nhanh. Đôi lúc phải chạm tới vài lần, điều này xảy ra thường xuyên hơn so với các thiết bị sử dụng máy quét vân tay quang học.
Điều tồi tệ hơn là các vấn đề với loại máy quét vân tay này không có gì mới đối với Samsung: Máy quét vân tay siêu âm này chính xác là loại được sử dụng trong dòng S10 và dòng Note 10 năm ngoái và có nhiều phàn nàn về máy quét vân tay siêu âm này. Một thử nghiệm tốc độ gần đây cũng xác nhận dòng S20 mới không được cải thiện theo bất kỳ cách đáng chú ý nào.
Sau tất cả, lỗ hổng này này có thể được "tha thứ" trong một chiếc điện thoại giá rẻ, nhưng với việc người dùng phải trả 1400 USD cho một chiếc điện thoại siêu cao cấp và phải chiến đấu với một tính năng được sử dụng nhiều lần mỗi ngày thì thật đáng thất vọng.
Bảng giá điện thoại.
Tân Gia (Theo Phonearena)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm