Mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ tăng hiệu quả kinh tế hơn 20%
5 công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp thông minh / Truy xuất nguồn gốc nông sản gặp khó
Nhiệm vụ "Nghiên cứu mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh tại vùng Bắc Trung Bộ" là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ trì thực hiện. PGS. TS. Lê Tất Khương là chủ nhiệm (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ)
Trong 2 năm triển khai, nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và các sản phẩm theo đúng đặt hàng của đơn vị chủ quản và được Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp Bộ do GS. TS. Lê Huy Hàm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Chủ tịch thông qua tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mô hình trồng bưởi khép kín theo hướng hữu cơ.
Nhiệm vụ đã xác định được mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ có hiệu quả cao đối với một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ. Cụ thể, nhiệm vụ đã xác định được 3 loại cây trồng, 2 loại vật nuôi có thế mạnh của vùng phù hợp với chuỗi sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ; xây dựng và hoàn thiện được 6 quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ đối với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi trong chuỗi khép kín; xây dựng mô hình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ các sản phẩm bưởi, nghệ, thanh long, giun quế, bò, gà; xây dựng 1 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình nuôi giun quế khép kín theo hướng hữu cơ.
Hội đồng đánh giá cao kết quả của nhiệm vụ do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ trì thực hiện. Đây là một nhiệm vụ có tính ứng dụng cao và đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ. Mô hình của nhiệm vụ tăng hiệu quả kinh tế hơn 20% so với mô hình của người dân. Thêm vào đó, làm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, giảm 30-40% công lao động sống, giảm chi phí phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có hiệu ứng lan tỏa tốt trong nhân dân, là một giải pháp khoa học thiết thực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giúp cho người dân yên tâm sản xuất, bám ruộng, bám làng, tích cực xây dựng nông thôn mới đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề chất thải trong chăn nuôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian
Đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo để phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao