Khoa học - Công nghệ

Những kinh nghiệm "sống còn" khi lái xe đường đèo núi

Đường đèo dốc luôn là thử thách đối với những tay lái nghiệp dư và kể cả những tay lái chuyên nghiệp. Dưới đây là những kinh nghiệm và nguyên tắc khi lái xe đường đèo, dốc.

Top 10 xe thể thao tốt nhất trong tầm giá dưới 30.000 USD / Những mẫu xe được 'săn lùng' nhiều nhất dù đội giá cả trăm triệu đồng

1. Kiểm tra phanh xe và lốp an toàn, nhiên liệu đầy đủ

Bạn hãy dành vài giây để kiểm tra lốp xe thật kỹ lưỡng, và tiếp theo là dành ra chưa đầy 10 phút để kiểm tra dầu nhớt phanh và hệ thống dẫn động đầy đủ. Nhớ thật kĩ lần thay nhớt động cơ gần đây nhất là bao lâu và nhớt sử dụng còn nằm trong khoảng thời gian hay số km khuyến cáo hay không.

Nhiên liệu xe nên được cung cấp đầy vì trên các đoạn đường đèo dốc nơi tiếp nhiên liệu cực kì hiếm hoi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

2. Không lái xe ôtô xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc

Nguyên tắc cốt lõi là lên dốc số nào thì thả dốc số đó, hãy hãm phanh liên đối với xe số sàn, tùy thuộc vào loại xe và độ dài cũng như độ dốc mà dùng số 2 hoặc số 3. Riêng xe số tự động trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động +, -.

3. Đừng ôm vạch chia đường

Khi học thi bằng lái xe ôtô bạn được hướng dẫn rằng hãy đi đúng phần đường quy định, các bác tài thường điều khiển xe men theo vạch chia đường. Nhưng đối với đường đèo bạn không nên làm như vậy vì có thể làm ảnh hưởng đến xe khác, đặc biệt không an toàn cho đường có nhiều xe chạy và xe lưu thông ngược chiều khi vào cua mà không xử lý kịp.

Tuy nhiên, trong điệu kiện thời tiết xấu như mưa to, sương mù tầm nhìn xa bị hạn chế, bạn hãy di chuyển dựa vào vạch kẽ đường.

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

4. Nhường đường cho xe khác

Đường đèo thường có khuynh hướng nhỏ và hẹp hơn đường ở địa hình bằng phẳng như đồng bằng, mặt khác lại nhiều khúc quanh vì vậy hãy luôn nhớ là nhường đường cho xe khác nếu bạn không muốn mắc kẹt trên lưng chừng đèo.

5. Chạy chậm đặc biệt là với xe tải trọng lớn

Nếu bạn chưa quen đường thì hãy đi thật chậm vì bạn sẽ không nắm rõ khi nào sẽ có thêm một khúc quanh nữa.

Đừng bị chi phối bởi những xe phía sau hối thúc, cách tốt nhất là hãy để những xe đó vượt mặt và bạn lại tiếp tục cuộc hành trình an toàn của mình.

 

Đặc biệt các xe có trọng tải lớn hãy di chuyển chậm để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người tham gia giao thông cùng bạn.

6. Đoạn đường đèo dốc không rải nhựa

Tình huống này không hề tốt cho những ai mới học lái xe ôtô, đã đi đường đèo rồi lại còn đi đường không trải nhựa. Những lúc như thế này bạn hãy nắm vững 3 nguyên tắc:

Liên tục nắm bắt thời tiết để chuẩn bị tinh thần nếu trời mưa mặt đường sẽ rất tệ và hãy nhắm địa hình để tìm nơi đỗ xe nếu bạn không tự tin để tiếp tục điều khiển xe.

Độ bám đường của bánh khi này sẽ không cao nên bạn cầm bo cua rộng hơn khi di chuyển trên đường nhựa.

 

Giữ liên hệ với người khác để xác định vị trí và nơi muốn đến để có thể hổ trợ kịp thời hoặc muốn quay đầu.

7. Mang theo nước uống và kiểm tra nhiên liệu xe

Khi chưa quen với độ cao mới, bạn sẽ dễ bị say xe do độ ẩm thấp vì vậy hãy giữ tinh thần tỉnh táo, uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

8. Nghỉ nhiều chặn giúp bạn thoải mái hơn khi di chuyển

Bạn sẽ không thể nào lái xe ôtô tốt trong tình trạng căng thẳng và không thoải mái, đầu óc sẽ không đủ tỉnh táo để xử lý vấn đề kịp. Vì vậy hãy chia thành nhiều chặn đường nhỏ, vừa giúp bạn được nghỉ ngơi vừa giúp xe có thể tự làm mát sau chặn đường dài.

 


Theo laodong.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm