Khoa học - Công nghệ

Vì sao xe máy không có dẫn động bánh trước như ôtô?

Mỗi cấu hình dẫn động khác nhau sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong quá khứ đã từng có những mẫu xe 2 bánh dẫn động bánh trước.

Xe côn tay Yamaha 149 phân khối, giá hơn 46 triệu đồng / Cận cảnh Yamaha Nmax 2020: 155 phân khối, phanh ABS, giá gần 62 triệu, ‘đe nẹt’ Honda PCX

>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE

Nếu là một người có sở thích tìm hiểu những thứ liên quan đến máy móc, xe cộ... chắc chắn bạn đã từng đặt ra câu hỏi tại sao xe máy được thiết kế dẫn động bánh sau thay vì bánh trước trong khi hầu hết ôtô đều trang bị hệ thống dẫn động bánh trước?
Trong quá khứ đã từng có môtô thiết kế dẫn động bánh trước vào năm 1938 bởi nhóm 5 kỹ sư mang tên Killinger and Freund Motorcycle. Mẫu xe này được nâng cấp từ chiếc Megola của Đức, xe sử dụng động cơ 2 thì, dung tích 600 cc. Thiết kế này dự định được bán ra thị trường thì Thế chiến thứ 2 xảy ra đã khiến cho dự án bị hoãn.
Đội ngũ kỹ sư Killinger and Freund Motorcycle đã tạo ra chiếc xe máy dẫn động bánh trước dựa trên chiếc Megola của Đức. Ảnh: PicSayAll.

Đội ngũ kỹ sư Killinger and Freund Motorcycle đã tạo ra chiếc xe máy dẫn động bánh trước dựa trên chiếc Megola của Đức. Ảnh: PicSayAll.


Sau khi mẫu Megola dẫn động bánh trước bị ngưng sản xuất, các hãng sản xuất xe máy đã không mấy hứng thú về dự án này do thiết kế dẫn động bánh trước trên xe máy có quá nhiều nhược điểm so với những ưu điểm mà nó mang lại.
Khác với ô tô, xe máy có kích thước tương đối nhỏ và yêu cầu các bộ phận phải được làm gọn gàng. Nếu thiết kế bánh trước vừa đảm nhận vai trò điều hướng, vừa đảm nhiệm chức năng dẫn động sẽ khiến cho xe máy trở nên cồng kềnh, làm mất đi tính linh động của xe. Ngoài ra, việc này còn khiến cho các chi tiết cơ khí phải được thiết kế phức tạp hơn, làm tăng chi phí sản xuất.
Các bộ phận trên xe máy thường có thiết kế gọn gàng để phù hợp với kích thước xe.

Các bộ phận trên xe máy thường có thiết kế gọn gàng để phù hợp với kích thước xe.


Thiết kế dẫn động bánh trước trên xe máy có thể khiến cho bánh trước bị trượt khi tăng tốc đột ngột. Nguyên nhân là lực quán tính sẽ khiến cho trọng tâm xe dồn ra phía sau, điều này khiến cho bánh trước bị giảm độ bám với mặt đường.
Ngoài ra, việc chuyển hướng trên xe máy cũng khác với ôtô. Ôtô có thể chuyển hướng mà không cần lốp xe nghiêng theo, tuy nhiên đối với xe máy thì bắt buộc lốp và toàn bộ thân xe phải nghiêng vào hướng cua. Việc đảm nhiệm 2 vai trò dẫn động và điều hướng trên bánh trước sẽ làm cho người lái khó điều khiển.
Khi tăng tốc, trọng tâm chiếc xe sẽ dồn về phía sau do lực quán tính.

Khi tăng tốc, trọng tâm chiếc xe sẽ dồn về phía sau do lực quán tính.


Có thể nói việc sản xuất một chiếc xe máy dẫn động bánh trước là điều hoàn toàn khả thi và nó đã từng xuất hiện trong quá khứ. Tuy nhiên kiểu thiết kế này lại gây ra quá nhiều nhược điểm so với dẫn động bánh sau, điều này khiến cho các hãng sản xuất xe máy không chế tạo ra xe dẫn động bánh trước. Có thể các công nghệ điện tử mới sẽ giúp xe máy dẫn động bánh trước giảm đi các nhược điểm, nhưng cấu tạo của xe sẽ rắc rối hơn và khiến giá xe tăng cao.

Bên cạnh sản xuất xe máy dùng truyền động bánh sau, một số hãng xe như Suzuki, KTM, Yamaha... cũng đã từng thử nghiệm sản xuất các mẫu xe truyền động cho cả 2 bánh trước và sau. Tuy nhiên giá thành cao khiến cho doanh số của những chiếc xe truyền động 2 bánh khá thấp.
Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm