Pháp luật

Doanh nghiệp đòi nợ gần 10 năm

Ngày 24/11/2007, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam ký Hiệp định với Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet về việc tài trợ chính giải tuyển chọn Olympic Bắc Kinh khu vực Châu Á môn Taekwondo. Song, đến thời hạn chuyển tiền thì nhà tài trợ không thực hiện đúng cam kết, nên Liên đoàn phải “vay nóng” của Doanh nghiệp tư nhân Minh Hạnh 200.000 USD, thời hạn vay 01 tháng. Quá hạn trả nợ, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Sau nhiều lần đòi nợ không thành, nên ông chủ DNTN Minh Hạnh làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội.

Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý, xét xử vụ kiện và ngày 25/02/2009 đã tuyên Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2009/DS-ST buộc Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet trả cho DNTN Minh Hạnh do ông Đinh Ngọc Tuân làm chủ số tiền 3.724.860,000 đồng. Chủ DNTN Minh Hạnh đã làm đơn kháng cáo vì cho rằng Liên đoàn Taekwondo Việt Nam là con nợ, chứ Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet không vay nợ doanh nghiệp.

 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử và tuyên bản án dân sự phúc thẩm số 105/209/DS-PT hủy bản án sơ thẩm và trả lại hồ sơ cho tòa án nhân dân Hà Nội xét xử sơ thẩm lại, vì xác định Liên đoàn Taekwondo Việt Nam là con nợ, còn việc tài trợ của Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet với  Liên đoàn Taekwondo Việt Nam là mối quan hệ độc lập khác. 

Bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên cách đây gần 10 năm

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử và tuyên bản án dân sự phúc thẩm số 105/209/DS-PT hủy bản án sơ thẩm

 Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý lại vụ kiện và chuyển cho Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử để đúng thẩm quyền, vị bị đơn có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. 

 Vụ kiện đòi nợ dân sự của doanh nghiệp kéo dài đã gần 10 năm

Ngày 10/05/2010 Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra Thông báo số 177/TB-TLVA, gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh và Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, về việc thụ lý vụ kiện này. 

Dòng dã, ngày này qua ngày khác, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã làm rất nhiều việc: triệu tập đương sự, thu tập chứng cứ, tiến hành các phiên hòa giải, ra quyết định ủy thác thu thập chứng cứ (số 295/QĐ-UT ngày 20/03/2013), gửi hồ sơ và văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp tiến hành việc ủy thác tư pháp (số 656/TTTPDS-TA ngày 28/05/2014), vv...

Ngày 11/05/2015 Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng  nhận số 2951/2015/TA-GCN cho 02 luật sư thuộc Công ty Luật The Light thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Hai luật sư của Công ty Luật này đã làm việc với thẩm phán thụ lý vụ án và đã gửi không ít văn bản nêu ý kiến pháp lý của luật sư nhằm chỉ rõ các chứng cứ hợp pháp, rõ ràng về người có quyền và lợi ích liên quan để có thể giải quyết vụ kiện một cách đúng luật. 

 

Nhưng, vụ việc cứ rơi vào im lặng, đến nay đã gần 10 năm.

Đúng là “việc dân sự xử kiểu gì cũng được”

Công ty Luật the Light đã có văn bản số 84/CV-2015/THELIGHT ngày 21/08/2015, gửi Chánh án Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, Chánh tòa Dân sự TAND TP HCM và thẩm phán Huỳnh Tuyết Mai, chỉ ra một cách chính xác rằng, Ông Bạch Minh Sơn mới là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chứ không phải Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet. Bởi lẽ, Ông Bạch Minh Sơn đã viết cam kết trả tiền cho chủ nợ thay Liên đoàn Taekwondo Việt Nam. Hơn nữa, Ông Bạch Minh Sơn là đại điện theo pháp luật của Tập đoàn Basownn.HK.Group Limitet và Ông Sơn đang ở tại Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.

Văn bản số 118/CV-2015/THE LIGHT của Công ty Luật The Light ngày 22/10/2015 gửi Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội về việc xét xử vụ kiện này đã phân tích rõ những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án; bao gồm vi phạm khi xác định tư cách các đương sự trong vụ án và vi phạm về thời hạn xét xử theo qui định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi năm 2011.

Điều đáng nói là Bản án phúc thẩm số 105/209/DS-PT của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã chỉ rõ “đường lối xét xử” vụ này: “Quan hệ vay tiền giữa Liên đoàn và doanh nghiệp, việc Tập đoàn Basownn tài trợ  cho Liên đoàn Taekwondo Việt Nam là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Thực chất người cho vay có quyền yêu cầu người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không cần người cho vay phải thực hiện nghĩa vụ khác. Tòa án cấp sơ thẩm xác đinh việc Liên đoàn Taekwondo Việt Nam vay tiền của Doanh nghiệp tư nhân Minh Hạnh do Tập đoàn Basownn chuyển tiền chậm, cũng như xác định bản cam kết ngày 10/05/2008  là việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ Liên đoàn Taekwondo Việt Nam sang Tập đoàn Basownn là không đúng dẫn đến việc xác định tư cách đương sự của Tập đoàn Basownn, Liên đoàn Taekwondo là không chính xác. vì vậy, việc giải quyết vụ án không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.

 

Ngày 26/04/207, bức xúc trước tình hình vụ việc bị Toà án kéo dài quá lâu, Ông Đinh Ngọc Tuân gửi đơn đến Tòa án Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh để yêu cầu Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử vụ kiện, nhưng không thấy hồ âm gì.

Dòng dã ngày này qua tháng khác, chủ Doanh nghiêp tư nhân Minh Hạnh từ Hà Nội đã nhiều lần bay vào TP Hồ Chí Minh để “hầu tòa” nhưng vụ án này bế tắc, kéo dài. Không biết có phải do việc đọc  hồ sơ của vụ án quá đơn giản, hời hợt mà họ “quên mất đường lối xét xử” mà Tòa Phúc thẩm Tòa Tối cao đã chỉ dẫn !? Hay phải chăng, câu nói nổi tiếng của Cố Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương “Việc dân sự xử kiểu gì cũng được”  luôn luôn nghiệm ứng trong hoạt động tư pháp ở nước ta !? 

Đáng lẽ, Tòa phải liên hệ với nguyên đơn hoặc Công ty Luật The Light, người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn đã làm việc với thẩm phán trong suốt quá trình thụ lý vụ án từ đầu, để làm sáng tỏ mọi việc, nhưng người đang thụ lý vụ án - Thẩm án Tòa án ND TP Hồ Chí Minh - đã quyết định đình chỉ, cố ý khai tử vụ án chỉ dựa vào lý lẽ rất “vớ vẩn” là người được nguyên đơn ủy quyền đã không đến Tòa khi được triệu tập hợp lệ. Hơn thế nữa, Công ty Luật The Light, đang làm việc với thẩm phán về bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn - người đã có nhiều văn bản gửi Tòa nêu rõ chứng cứ, tình tiết của vụ án và số điện thoại, địa chỉ liên hệ - không hề được thông báo về diễn biến mơi của vụ việc và không được mời dự các buổi Tòa triệu tập người được nguyên đơn ủy quyền. Phải chăng, diễn biến quá trình xử lý vụ án đã không được như ý muốn của thẩm phán?

Câu hỏi công luận đặt ra lúc này là, liệu có còn tính liêm chính của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại?

Nên đọc
Anh Tú (Doanh nghiệp & Hội nhập)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo