Hỗ trợ doanh nghiệp

Bỏ phố lên rừng, kỹ sư xây dựng khởi nghiệp với sâm Ngọc Linh

DNVN - Với mong muốn gìn giữ, phát triển cây sâm Ngọc Linh – “Quốc bảo” của Việt Nam, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ sư xây dựng Nguyễn Tuấn Vũ quyết định từ bỏ công việc ổn định tại các tập đoàn lớn, lên núi trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu, với mong muốn phụng sự cộng đồng bằng cả trái tim.

Kon Tum: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm / Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum kết nối với doanh nghiệp qua kênh Zalo

Cơ duyên với cây sâm Ngọc Linh

Xuất thân từ kỹ sư xây dựng, từng tham gia thi công nhiều dự án công nghiệp lớn ở miền Tây Nam bộ, TP Hồ Chí Minh, Tổ hợp công nghiệp dầu khí Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu)… nhưng khi sự nghiệp đang trên đà phát triển, kỹ sư xây dựng Nguyễn Tuấn Vũ quyết định rẽ ngang, lên rừng khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Tuấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh của Công ty.

Ông Nguyễn Tuấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam thăm vườn sâm Ngọc Linh của công ty.

Cơ duyên đến với cây sâm Ngọc Linh của ông cũng là một câu chuyện chất chứa nỗi niềm. Năm đó, khi tận mắt chứng kiến cảnh bố mình mắc bệnh mất, không cách gì cứu chữa, ông đã rất buồn. Ông đau đáu trong tâm trí suy nghĩ, phải làm điều gì đó để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, để cứu người.

Thế là ông Vũ cất công tìm hiểu, nghiên cứu về các loại thảo dược, các loại thuốc Nam và thấy rằng, thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều loại thảo dược quý hiếm, có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhất là tại các khu vực có nhiều núi cao, rừng sâu như Tây Nguyên.

Trong một lần tình cờ đọc được thông tin về sâm Ngọc Linh, biết được những giá trị to lớn của loại thảo dược quý hiếm này đối với sức khỏe, kỹ sư xây dựng Nguyễn Tuấn Vũ quyết định nghỉ việc, bán nhà ở TP Hồ Chí Minh để lấy vốn đầu tư, phát triển cây sâm nói riêng và các loại cây thảo dược nói chung.

Sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế về sâm Ngọc Linh, ông Vũ quyết định chọn Kon Tum là nơi khởi nghiệp. Bởi theo ông, Kon Tum là một trong những tỉnh còn nghèo nhưng được trời phú cho một loại dược liệu quý nhất cả nước. Chọn nơi đây lập nghiệp, ông mong muốn có thể hỗ trợ người đồng bào sống quanh khu vực núi Ngọc Linh có công việc ổn định, cuộc sống no đủ hơn. Xa hơn nữa là phụng sự cộng đồng bằng cả trái tim của mình.

 

Để hiện thực hóa ước mơ, ông Vũ đã thành lập Công ty Cổ phần Dược liệu Núi Ngọk (tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam – Công ty Sâm Việt Nam). Sau đó tiến hành ký kết các hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (người Xu Đăng) trong vùng.

Vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Sâm Việt Nam.

Một vườn sâm Ngọc Linh do Công ty Sâm Việt Nam đầu tư, phát triển.

Trong năm 2020, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết với hộ ông A.K (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông), cùng đầu tư và phát triển 5 ha sâm; với hộ ông A.L (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), để đầu tư trồng vườn sâm tại 2 khu đất thôn Đăk Viên và thôn Tu Thó (xã Tê Xăng). Trong năm 2021, liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với hộ ông A.P (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông)...

 

Theo ông Vũ, việc liên kết, hợp tác đầu tư và phát triển vườn sâm Ngọc Linh với các hộ dân được Công ty Sâm Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của luật pháp. Doanh nghiệp cam kết bỏ vốn, chi phí mua giống, chi phí chăm sóc, bảo vệ. Các hộ dân bỏ công chăm sóc, theo dõi vườn cây phát triển… Toàn bộ thành phẩm thu hoạch được, doanh nghiệp bao tiêu cho các hộ dân.

Đưa sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bấm đốt ngón tay, ông Nguyễn Tuấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam cho biết, hiện doanh nghiệp đã liên kết với các hộ dân với diện tích rừng trồng sâm khoảng 10ha. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có vùng nguyên dược liệu hàng chục ha, là nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý, như: Giảo cổ lam, Tử diệp thảo, Đương quy, Hồng đẳng sâm, Trà dây, Sa nhân, Ba kích tím...

Trung tâm cấy mô, tạo giống của Công ty Sâm Việt Nam, tại Khu công nghệ cao Măng Đen.

Trung tâm cấy mô, tạo giống của Công ty Sâm Việt Nam, tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen.

 

Bên cạnh đó, Công ty Sâm Việt Nam còn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm, với tổng diện tích khu nghiên cứu là 1.700m2, tọa lạc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao, thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Với nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty Sâm Việt Nam đã đưa ra thị trường 9 loại sản phẩm được sản xuất từ sâm Ngọc Linh, như: Rượu sâm dây Ngọc Linh D68, Rượu Sâm Việt Nam S79, Rượu Sâm Việt Nam S1973, Trà sâm dây Ngọc Linh, Cao Sâm Việt Nam... Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị cho bước chế biến sâu, để có thêm các sản phẩm từ sâm và các cây dược liệu khác trong thời gian tới.

Ông Vũ kể, đã đi tham quan nhiều vùng trồng sâm của Hàn Quốc, được tiếp xúc, làm việc với nhiều chuyên gia “Vương quốc nhân sâm”, và họ đều không ngớt lời khen về cây sâm Ngọc Linh. Họ xếp sâm Ngọc Linh là một trong 5 cây sâm quý nhất thế giới, bởi các dược chất quý là độc nhất vô nhị. Thân, rễ sâm Ngọc Linh chứa tới 52 hợp chất Saponin, trong đó, có tới 26 hợp chất Saponin không có trong các loại sâm khác.

Khen “ngút trời” là vậy, nhưng các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, dù có được loại sâm quý nhất thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa phát triển cây sâm thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Chưa đạt được đẳng cấp như Hàn Quốc là đưa cây sâm trở thành loại cây biểu tượng để cả thế giới biết đến.

 

phát triển thương hiệu trở thành 1 sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập.

Công ty Sâm Việt Nam mong muốn phát triển thương hiệu trở thành sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo ông Vũ, đó là điều không chỉ ông mà cả những đồng nghiệp ngành sâm và Nhà nước đang trăn trở. Để khắc phục điều đó, Công ty Sâm Việt Nam đang từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm tốt nhất từ sâm Ngọc Linh và các loại sâm Việt Nam khác, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người sử dụng. Đồng thời, phát triển thương hiệu trở thành sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập kinh tế.

“Chúng tôi nỗ lực đầu tư và phát triển cây sâm ở Kon Tum là mong muốn góp phần cùng địa phương phát triển ngành kinh tế đặc thù – lấy cây sâm làm chủ đạo. Nỗ lực phát triển cây sâm thành loại cây hàng hóa, phổ biến cho người dân cùng tham gia đầu tư, phát triển các vườn sâm quý, như một phương cách tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, có thu nhập, giúp xóa đói, giảm nghèo”, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam chia sẻ.

 

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm