Hỗ trợ doanh nghiệp

Các chuỗi bán lẻ gặp nhiều khó khăn vì cách ly xã hội trong dịch Covid-19

DNVN - Thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng… đang lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, dòng tiền gần như đóng băng… trong khi đó, các chi phí để duy trì doanh nghiệp, trả lương nhân viên…vẫn phải chi trả.

Mekong Capital công bố đầu tư vào chuỗi Vua Nệm, đặt kế hoạch mở 300 cửa hàng chăn ga gối đệm vào năm 2022 / Nhận đầu tư của Mekong Capital, Vua Nệm dự định đạt 200 cửa hàng trong 2 năm tới

Đã đến lúc cần coi tác hại của dịch Covid-19 là “sự kiện bất khả kháng” để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngay khi Chính phủ kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19”, Công ty CP Vua Nệm đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng bằng việc trao tặng hàng trăm chiếc nệm (tương đương 160 triệu đồng) cho các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch ở Tp. HCM và Hà Nội.

Ngày 31/3/2020, ông Nguyễn Hữu Tùng - Giám đốc kinh Doanh khu vực miền Nam đã thay mặt Ban Lãnh Đạo, CB-NV Vua Nệm trao tặng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp. HCM 200 chiếc nệm xếp và nệm lò xo Amando.Tiếp tục hành trình mang giấc ngủ ngon đến những “chiến sĩ tuyến đầu” trong hành trình đẩy lùi dịch Covid-19, chiều 1/4/2020, 133 chiếc nệm cũng đã được vận chuyển, đóng gói cẩn trọng và trao tận tay các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Hà Nội.

Chuỗi cửa hàng Vua Nệm

Chuỗi cửa hàng Vua Nệm.

Vua Nệm không chỉ là chuỗi bán lẻ nệm hàng đầu mà còn là chuyên gia đáng tin cậy nhất trong việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp về giấc ngủ uy tín cho khách hàng. Xuất phát từ mong muốn tất cả mọi người có được giấc ngủ ngon, tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh, Vua Nệm luôn cảm thấy đau đáu trước tình trạng khan hiếm giường ngủ cho các y – bác sĩ cũng như bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Tính đến nay, Vua Nệm đã có 56 cửa hàng tại 18 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng. Đây là thế mạnh tiếp cận thị trường của Vua Nệm nhưng trong tình hình thực hiện cách ly xã hội hiện nay, doanh thu gần như bằng không… trong khi các chi phí để duy trì doanh nghiệp hầu như không thể cắt giảm.

Theo đại diện chuỗi bán lẻ Vua Nệm chia sẻ, từ giữa tháng 3 do tình hình dịch bệnh diễn biến xấu công ty đã gửi văn bản cho tất cả các chủ mặt bằng về việc xin giảm chi phí thuê 3 tháng. Sau khi nhận được văn bản xin giảm giá thì khoảng 40% các chủ nhà phản hồi sẵn sàng hỗ trợ một phần.

Sau đó, Vua Nệm cũng tiếp tục gửi lần 2 xin miễn phí thuê tháng 4 (do tạm đóng cửa theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và xin giảm giá từ 30-50% các tháng 5,6. Những hợp đồng thuê nhà để kinh doanh này thường có thời hạn từ 60 - 96 tháng (tức thuê 5-8 năm) và công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng trước đó. Tuy nhiên, một số mặt bằng có nhiều chủ, vợ chồng không đồng thuận, hoặc mặt bằng thông qua trung gian phản hồi rất chậm cũng như đưa ra nhiều điều kiện khó khăn như đóng liền 2 tháng tiếp theo mới giảm giá; không giảm giá và vẫn phải đóng phí dịch vụ trong thời gian tạm đóng cửa.

iêu thị Nội Thất Uma đổi tên thành Baya

Siêu thị nội thất Baya.

 

Tương tự khó khăn của Vua Nệm, hệ thống siêu thị nội thất BAYA cũng lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Đại diện doanh nghiệp chia sẻ, từ trong tháng 3, để chủ động phòng chống dịch bệnh, doanh nghiệp đã chủ động đóng cửa cửa hàng, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị cho thuê mặt bằng, đề nghị giảm 30% - 50% giá thuê mặt bằng trong các tháng tiếp theo. Sau đó, từ lúc 28/3 doanh nghiệp cũng gửi thư lần 2 và 3 tìm kiếm sự thông cảm và hỗ trợ từ các đối tác.

Đại diện của BAYA cho biết: “Đáp lại yêu cầu xin hỗ trợ của BAYA, phía đơn vị cho thuê cũng vô cùng khó khăn: công văn lên lãnh đạo, quy trình xem xét nhiêu khê, chỉ làm việc thông qua trung gian, từ chối làm việc trực tiếp cùng doanh nghiệp… Cho đến nay, đã có một số đơn vị phản hồi và đồng ý hỗ trợ, rất tích cực phản hồi và thảo luận các phương án cùng giảm thiểu thiệt hại cho đôi bên, với mong muốn cùng song hành và đối mặt khó khăn. Song, bên cạnh đó, vẫn có các đơn vị im lặng hoặc từ chối trao đổi, việc này gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp trong khi tình hình dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh…”

Cùng chung ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, chuỗi nhà hàng Quán Ụt Ụt cũng gặp nhiều khó khăn, trước mắt là về nguồn chi để đảm bảo hỗ trợ lương cho công nhân viên.

Quán Ụt Ụt là chuỗi nhà hàng chuyên đồ nướng và bia thủ công

Quán Ụt Ụt là chuỗi nhà hàng chuyên đồ nướng và bia thủ công.

 

Đại diện chuỗi nhà hàng Quán Ụt Ụt cho biết: “Trong đầu tháng 3, Quán Ụt Ụt cũng có liên lạc với các chủ cho thuê mặt bằng thương thảo và nhận được sự hỗ trợ giảm tiền thuê nhà trong vòng 1 tới 3 tháng với tỷ lệ từ 15% tới 30% một tháng. Sau đó, doanh nghiệp chúng tôi cũng có làm công văn gửi tới các chủ cho thuê mặt bằng xin tạm hoãn hợp đồng theo điều khoản bất khả kháng.

Trước nguy cơ dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày để phát triển sản phẩm sáng tạo và chất lượng dịch vụ giao hàng tận nơi và cố gắng hỗ trợ nhân viên hết sức có thể. Do đó, chúng tôi rất hy vọng các chủ cho thuê mặt bằng chấp thuận các đề nghị hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Trao đổi với PV Doanhnghiepvn, LS Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn LS TP Hà Nội) nêu quan điểm: “Theo quy định của pháp luật thì dịch Covid-19 có thể coi là sự kiện bất khả kháng đối với một chủ thể nào đó. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Để chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ, chuỗi nhà hàng… phải đóng cửa kinh doanh do yêu cầu cách ly xã hội, đã đến lúc Chính phủ cần có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để yêu cầu các chủ cho thuê bất động sản có động thái cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp”, LS Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến.


Linh Khánh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm