Hỗ trợ doanh nghiệp

Chứng nhận xuất xứ - Thách thức lớn của doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia EVFTA

Việc thực hiện chứng nhận xuất xứ C/0 đang là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia EVFTA.

Vinamilk hướng tới doanh thu gần đạt 60.000 tỷ đồng trong năm 2020 / Facebook đã chịu nhượng bộ sau khi bị tẩy chay hội đồng?

Ngày 1/8, dự kiến Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức có hiệu lực. Với những cam kết sâu rộng, EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phục hồi hoạt động kinh doanh sau những ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 .

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tận dụng lợi thế EVFTA, sáng 29/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, trao đổi với doanh nghiệp.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Tạp chí Công Thương.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Tạp chí Công Thương.

Chỉ có một số ít doanh nghiệp trong số hàng trăm đại diện doanh nghiệp có mặt tại "Hội nghị tận dụng Tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA: Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam sau cú sốc COVID-19" đã có hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường châu Âu.

Ở các lĩnh vực khác nhau nhưng doanh nghiệp đối mặt với một khó khăn chung: Việc thực hiện chứng nhận xuất xứ C/0 đang là thách thức lớn nhất khi khai phá thị trường này.

Theo đại diện Bộ Công Thương, đảm bảo nguyên liệu nội khối sẽ đáp ứng được vấn đề về chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp.

"Khó khăn không phải câu chuyện cấp giấy chứng nhận, mà do nguồn nguyên liệu không phải nguyên liệu nội khối. Chúng ta không đáp ứng được qui định về qui tắc xuất xứ", bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nói.

 

Chứng nhận xuất xứ - Thách thức lớn của DN xuất khẩu khi tham gia EVFTA - Ảnh 2.

Chứng nhận xuất xứ là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia EVFTA. Ảnh minh họa.

Dù còn nhiều thách thức, tuy nhiên thị trường châu Âu với quy mô 460 triệu dân, GDP bình quân đầu người 35.000 USD được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích.

Theo Bộ Công Thương, để hiện thực hoá các cơ hội, Chính phủ cần nhanh chóng hoàn tất kế hoạch thực thi, các văn bản pháp luật cần thiết. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, đào sâu những cơ hội từ thị trường này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm