Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ có thể 'đánh cá ngoài biển lớn'?

97% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn từ thị trường EU. Làm thế nào để doanh nghiệp  "bắt được những con cá to" ở sân chơi lớn này.

Diễn biến mâu thuẫn giữa Coteccons và cổ đông lớn Kusto / Nhà Thủ Đức muốn bán nốt 49% vốn ở Công ty Chợ Nông sản Thủ Đức với giá 88 tỷ đồng

Cần Thơ có thế mạnh sản xuất thủy sản, nông sản, may mặc...Đây là những ngành hàng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn khi EVFTA có hiệu lực. Bà Nguyễn Mỹ Thuận – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ, cho biết cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất phấn khởi trước thông tin EVFTA sắp có hiệu lực. Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đưa thủy sản, gạo Việt Nam... đến mọi ngõ ngách của EU.

Lấn cấn chuyện logistic

Tuy nhiên, bà Thuận cũng gửi gắm những lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp tới Chính phủ. Đó là câu chuyện về logistics, theo các doanh nghiệp Cần Thơ, do cảng Cần Thơ không thể phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp phải chuyển hàng hoá về cảng Tp.HCM, gây tốn kém chi phí, nâng giá thành sản phẩm, kém giảm sức cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường thế giới.

Quy tắc xuất xứ đang là nút thắt lớn nhất để doanh nghiệp tận dụng EVFTA (Ảnh: TL)

Quy tắc xuất xứ đang là nút thắt lớn nhất để doanh nghiệp tận dụng EVFTA (Ảnh: TL)

Đại diện doanh nghiệp, bà Thuận kiến nghị: Chính phủ cần có chủ trương giải pháp đưa cảng Cần Thơ trở thành cảng container uy tín để đảm bảo năng lực xuất nhập khẩu, từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng được EVFTA.

Mặt khác, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ cho biết, tỉnh này có tiềm năng để xuất khẩu nông thủy sản nhưng vấn đề nguyên liệu đang là nút thắt. Hiện, các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu nhưng lại gặp khó là vùng nguyên liệu không đáp ứng đủ, chưa kể do nông dân sản xuất nhỏ lẻ nên chất lượng chưa đạt yêu cầu.Đây là vấn đề mà ngành Nông Nghiệp, Công Thương cần phối hợp với doanh nghiệp để có hướng giải quyết.

Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp Cần Thơ cũng mong muốn Bộ Công Thương phối hợp với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin về thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ. Đồng thời, việc phổ biến EVFTA cần phải cụ thể cho từng ngành, doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức.

Chia sẻ trước thềm EVFTA sắp thông qua, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp.HCM), cho biết đang gặp phải khó khăn ở khâu quảng bá, đem hàng đi bán ở nước ngoài.

 

Theo vị đại diện này, từ trước đến giờ, doanh nghiệp Việt chủ yếu đi tham gia hội chợ của nước ngoài, thông qua đó giúp giới thiệu hàng hóa, kết nối với khách hàng.

Riêng ngành hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp cho biết, những hội chợ hàng đầu thủ công mỹ nghệ đang tập trung ở Trung Quốc, thu hút nhà mua hàng thế giới đến với họ rất nhiều.

Từ đó, doanh nghiệp trên đặt vấn đề: Tại sao Việt Nam không tính tới việc xây dựng một trung tâm triển lãm quốc gia mang tầm thế giới, từ đó tổ chức triển lãm, thu hút các khách hàng thế giới đến với Việt Nam.

"Nếu chúng ta có trung tâm hội chợ triển lãm, khách hàng đến và tận mắt chứng kiến tiềm năng sản xuất của Việt Nam, từ đó họ dịch chuyển đơn hàng tới Việt Nam. Thay vì, chúng ta cứ mãi đi quảng bá ở nước khác, nói rằng mình có thể đáp ứng đơn hàng, trong khi hoàn toàn có thể ngồi ngay tại Việt Nam để thu hút khách hàng", vị doanh nghiệp này nói.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ tới nỗi lo về quy tắc xuất xứ, đây là điều kiện tiên quyết để hàng Việt được ưu đãi thuế quan tại thị trường EU. Lâu nay, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn là ngành kém phát triển. Chính phủ cần phải có giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn này.

 

Chính phủ, doanh nghiệp cùng nỗ lực

Về vấn đề trên, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quy tắc xuất xứ trong EVFTA rất chặt với nhiều ngành hàng. Cụ thể, dệt may yêu cầu quy tắc từ vải trở đi, tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sử dụng vải nhập từ Trung Quốc do giá thấp, mẫu mã phong phú.

Hay với ngành da giày, sản phẩm giày dép được sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ bên ngoài hiệp định. Chưa kể, tiêu chuẩn kỹ thuật và rào cản thương mại đối với da giày của thị trường EU là khá cao.

Trước thực tế trên, ông Hải kiến nghị: Chính phủ cần phát triển công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu để gia tăng hàm lượng nội địa cho hàng hoá xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Đặc biệt, trước những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nhấn mạnh EVFTA là hiệp định đòi hỏi cao.Ví dụ, hiện ngành thuỷ sản Việt Nam chỉ chiếm 2% thị phần ở châu Âu. Tại sao Việt Nam là quốc gia phát triển thủy sản rất mạnh mà chúng ta không tăng được thị phần, vì thủy sản của chúng ta bị EU phạt "thẻ vàng".

 

Theo Bộ trưởng Công Thương, hiệp định EVFTA có một chương phát triển bền vững. Đây là điểm mà doanh nghiệp cần phải lưu ý, như mặt hàng thủ công mỹ nghệ không được sản xuất từ gỗ nguyên liệu khai thác bất hợp pháp.

Cùng với đó, quay trở lại "nút thắt" công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh, đây là mấu chốt để khai thác EVFTA.

Ông Tuấn Anh chia sẻ: Các địa phương cần bỏ tâm lý không chào đón đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ trong dệt may, da giày. Nếu cứ như vậy làm sao chúng ta tận dụng được FTA. Để bảo vệ môi trường, các địa phương có thể siết chặt thông qua hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Về vấn đề logistics từ kiến nghị doanh nghiệp ở Cần Thơ, Người đứng đầu Ngành Công Thương chia sẻ, đây là câu chuyện đã đề cập từ lâu nhưng chưa được giải quyết. Trong khi đó, logistics không thể thiếu được trong việc phát triển thị trường. Vấn đề này Bộ Công Thương sẽ kiến nghị với Chính phủ.

Tuy nhiên, đa phần ý kiến đều cho rằng doanh nghiệp mới là người quyết định chính sự thành công hay thất bại của EVFTA. Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thị trường EU rất khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Vì vậy, ông Thân khuyến nghị các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu cơ hội cũng như thách thức từ hiệp định. Doanh nghiệp phải cầu thị, có tư tưởng thành công.

“Thời đại hội nhập mà không đi nghe, đi hiểu thì rất nguy hiểm. Không cẩn thận chúng ta không những thua về khả năng mà còn thua cả về luật", ông Thân cho rằng sự chủ động của doanh nghiệp là rất quan trọng trong sân chơi EVFTA.

Thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam có thể khai thác

Tại Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ EVFTA diễn ra cuối tuần qua, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biếtvề tổng thể, số liệu tham khảo tiềm năng xuất khẩu của tổ chức thương mại thế giới (ITC) ước tính thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam có thể khai thác.

 

Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến còn 35-60% chưa khai thácc và nhóm nông sản thực phẩm còn có thể khai thác từ 35-90%, tuỳ theo sản phẩm cụ thể.

Hơn nữa, theo các chuyên gia, khi xây dựng các giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên ưu tiên đặc biệt cho những ngành quan trọng có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian đây để tận dụng lợi thế thực hiện EVFTA.

Dù nói EU là thị trường lớn, trình độ phát triển cao, nhưng ông Phú cho biết vẫn cònthị trường ngách phù hợp sức doanh nghiệp Việt Nam, đó là thị trường Nam Âu, Đông Âu.

Những thị trường ngách ngách mặc dù có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chưa cao nhưng đang có xu hướng gia tăng và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh được coi là cánh cửa giúp hàng Việt vào sâu hơn nữa thị trường EU.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm