Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được ưu tiên hàng đầu

DNVN - Ngày 24/6, Chính phủ ban hành nghị định quy định các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ vừa vừa (DNNVV). Trong đó, DNNVV do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn được ưu tiên hỗ trợ hàng đầu.

TP.HCM: Khan hiếm nguồn cung căn hộ vừa túi tiền / Xuất khẩu tháng 6 tăng tốc, Việt Nam xuất siêu

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2019 và thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Nghị định quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Nghị định nêu rõ: Việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được thực hiện theo các nguyên tắc có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp; thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của DNNVV; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan; ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.
Căn cứ nguồn lực, chương trình hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho DNNVV quyết định hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên như sau: DNNVV do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn; DNNVV sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; DNNVV nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện.
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý cho DNNVVV; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Nghị định quy định bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho DNNVV trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vướng mắc phức tạp thì có thể trả lời trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hệ thống hóa, cập nhật dữ liệu về văn bản trả lời của mình đối với vướng mắc pháp lý của DNNVV trong áp dụng chung về pháp luật lên cổng thông tin điện tử của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm