Hỗ trợ doanh nghiệp

EVN, TKV kiến nghị cơ chế hỗ trợ triển khai chiến lược hydrogen

DNVN - Tại hội nghị triển khai chiến lược hydrogen do Bộ Công Thương tổ chức ngày 22/2, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)... đã đưa ra một số đề xuất để triển khai chiến lược hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Tạo điều kiện để Cảng Đà Nẵng tham gia dự án xây dựng, khai thác Cảng Liên Chiểu / Bình Phước lần đầu tổ chức diễn đàn quốc tế về nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt chiến lược năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).

Chiến lược này đã mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bền vững, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như xu thế phát triển chung của thế giới.

Mục tiêu đặt ra trong Chiến lược là phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo nhằm góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tại hội nghị triển khai chiến lược hydrogen ngày 6/2 do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN hiện đang triển khai xây dựng các lộ trình và giải pháp để chuyển đổi năng lượng tại EVN trong đó có các nhà máy điện truyền thống chuyển sang đốt phối trộn hydro. Dự kiến, trong quý II, III năm nay sẽ xong các lộ trình để chuyển đổi các nhà máy điện cũ theo Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt.


Hội nghịtriển khai chiến lược hydrogen do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì ngày 22/2 tại Hà Nội.

Để thực hiện được chuyển đổi này, EVN kiến nghị xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các dự án phát điện hydro có thể cạnh tranh được với nguồn khác trong hệ thống. Đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về phát điện hydro để trong thời gian tới triển khai thực hiện kế hoạch liên quan đến chiến lược phát triển hydrogen.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Phan Tử Giang chia sẻ, từ các nhiệm vụ được giao trong triển khai chiến lược, PVN đã phối hợp với GIZ nghiên cứu tích hợp hydrogen xanh để thay thế dần hydrogen xám trong nhà máy sản xuất đạm. Tập đoàn cũng phối hợp với một đơn vị của Hàn Quốc phối hợp tìm kiếm phương án sản xuất và vận chuyển hydrogen xanh thay thế cho hydrogen xám.

Hiện tập đoàn cũng đang phối hợp với đối tác nghiên cứu và thực hiện công tác đốt kèm hydrogen xanh để giảm đốt than ở các nhà máy điện than, qua đó giảm phát thải carbon.

Ngoài ra, PVN đã xây dựng chiến lược riêng cho tập đoàn về sản xuất hydrogen kết hợp trong chương trình chuyển dịch năng lượng. Do vậy, PVN mong muốn được Chính phủ, Bộ Công Thương hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ này thắng lợi.

Ông Đặng Thanh Hải - Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TKV thực hiện hai nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch chuyển đổi phối trộn nguyên liệu hydrozen với nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than của TKV; nghiên cứu áp dụng công nghệ khí hóa than phù hợp, trong đó có lĩnh vực thu giữ sử dụng cacbon gắn với quá gắn với quá trình sản xuất hydrozen.

Để triển khai những giải pháp này, hiện TKV đã làm việc với các đối tác nước ngoài, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Na Dương.

“Một trong những khó khăn lớn nhất là công nghệ vẫn chưa thống nhất hiện nay để chuyển đổi nhiên liệu này. Với những khó khăn đó, tôi kiến nghị rất cần có những dự án đi đầu, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai”, ông Hải nói.

Cho rằng hydrogen là lĩnh vực mới, ông Lê Hoàng - Phó TGĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), cho biết đơn vị sẽ đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền, rà soát đánh giá tiềm năng. Đồng thời nghiên cứu, thực hiện 2 nhiệm vụ Thủ tướng đã giao tại Quyết định 165: nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất hydrogen xanh phục vụ nhu cầu năng lượng trong các ngành, lĩnh vực khác; đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn hydro sạch, samoniac sạch trong ngành công nghiệp hoá chất.

“Đây là vấn đề mới, rất mong trong quá trình triển khai thực hiện sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Công Thương cũng như các đơn vị doanh nghiệp”, Phó TGĐ Vinachem đề xuất.


Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm