Hiệp hội doanh nghiệp

Gìn giữ tinh hoa dược liệu núi rừng

DNVN - Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Ngân Hà thành công đưa ra nhiều chiến lược đầu tư nghiên cứu, chọn lọc nhân giống để gìn giữ, bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu, thực phẩm.

"Cha đẻ" của máy cấy không động cơ / Hoàng Linh Biotech: Vì sức khỏe người Việt

Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Ngân Hà thành lập năm 2014, hoạt động về các lĩnh vực: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Công nghệ sinh học thực phẩm; Xuất nhập khẩu; Thương mại; Trồng cây lâm nghiệp. Các sản phẩm hiện nay Công ty đang nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh: Các loài cây dược liệu (Thạch hộc thiết bì; Bạch cập); Cây lâm nghiệp (Quế); Các loại sản phẩm chế biến (Rượu vang nho rừng, men ngọt hạt dẻ, rượu nếp ong – hạt dẻ, rượu Nếp ong, rượu sim, cơm ngọt Nếp ong – hạt dẻ).

Chọn tỉnh miền núi Cao Bằng - nơi sở hữu diện tích chủ yếu là đất rừng, có nhiều cây dược liệu quý giá trị kinh tế cao, công ty Ngân Hà đã tận dụng và phát triển tối đa những món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Thạch hộc thiết bì được mệnh danh là “đại tiên thảo” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nguồn gen của cây đang dần bị tuyệt chủng. Năm 2011, Công ty quyết định đi sâu vào việc triển khai nghiên cứu nhân giống và bảo tồn cây thạch hộc thiết bì.

Đoàn đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Sở Khoa học và Công nghệ tham quan mô hình nuôi cấy mô thạch hộc thiết bì của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà tại phường Ngọc Xuân.

Đoàn đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Sở Khoa học và Công nghệ tham quan mô hình nuôi cấy mô thạch hộc thiết bì của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà tại phường Ngọc Xuân.

Năm 2015, Ngân Hà đã ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, nhân giống và phát triển sản xuất cây dược liệu Thạch hộc thiết bì trên địa bàn tỉnh”. Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, nhân giống dược liệu Thạch hộc thiết bì có chất lượng cao, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý. Sau 10 tháng nghiên cứu và triển khai, công ty đã thu được hơn 50.000 cây dược liệu Thạch hộc thiết bì (in vitro) cấy trong bình thủy tinh. Đề tài này đã được Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đạt loại khá.

Để Ngân Hà luôn giữ vững và xứng đáng với danh hiệu doanh nghiệp khoa học công nghệ, hiện nay, trong phòng thí nghiệm của công ty tiếp tục gìn giữ nguồn gen giống thạch hộc thiết bì với hơn 100.000 cây. Ngoài việc nghiên cứu nhân giống cây Thạch hộc thiết bì, năm 2016 Ngân Hà còn tiến hành ươm giống cây quế để hỗ trợ cho bà con nông dân. Đến nay, doanh nghiệp đã triển khai trồng gần 1.000 ha diện tích tại xã Hoa Thám, xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình với mong muốn được thay thế diện tích rừng nghèo kiệt thành rừng có giá trị kinh tế cao, giúp bà con nông dân thoát nghèo, tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Không dừng lại ở phát triển nguồn dược liệu, gạo nếp hương Bảo Lạc - đặc sản Cao Bằng là sản phẩm được Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh lựa chọn để phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà xây dựng mô hình “liên kết 4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ. Các hộ tham gia mô hình được cấp 100% giống, phân bón NPK, thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn giống được sản xuất tại chỗ trên cơ sở thực hiện Dự án “Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống nếp hương Bảo Lạc”.

Mô hình tổ chức các lớp tập huấn cho khuyến nông viên, các hộ dân tham gia mô hình và các hộ có nhu cầu sản xuất lúa nếp hương; qua tập huấn, nông dân nhận thức được những vấn đề cần lưu ý khi canh tác giống lúa nếp hương so với lối canh tác truyền thống trước đây như: Về lượng giống gieo trên đơn vị diện tích, số dảnh cấy/ khóm, mật độ cấy, tuổi mạ…, đều giảm so với lối cấy cũ.

 

Nhân dân xã Xuân Trường (Bảo Lạc) thu hoạch lúa nếp hương.

Nhân dân xã Xuân Trường (Bảo Lạc) thu hoạch lúa nếp hương.

Bà Đinh Thị Thùy, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà cho biết: Giống lúa nếp hương Bảo Lạc từ lâu đã được biết đến như là sản vật của Cao Bằng nhưng do trong quá trình canh tác giống lúa này ngày càng mai một. Khi tham gia mô hình “liên kết 4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nếp hương Bảo Lạc, Công ty mong muốn sẽ xây dựng được thương hiệu riêng của gạo nếp hương Xuân Trường, cung cấp ra thị trường loại gạo nếp hương đặc trưng của Cao Bằng giới thiệu đến khách hàng trong nước và quốc tế.

Quy trình sản xuất men ngọt hạt dẻ - sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ cao tạo ra mùi hương đặc trưng của hạt dẻ với chất lượng vượt trội và quy trình nấu rượu nếp Ong sử dụng men ngọt hạt dẻ của Công ty Ngân Hà cũng đã được Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát thành công.

 

Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tham quan quy trình nấu rượu nếp Ong của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Ngân Hà.

Đoàn giám sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tham quan quy trình nấu rượu nếp Ong của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Ngân Hà.

Công ty Công nghệ Sinh học Ngân Hà hiện đang là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiệp hội ra đời nhằm tập hợp, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh, đoàn kết tương trợ, kết nối hiệu quả với các nhà khoa học, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng chung của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

P.V
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm