Hỗ trợ doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp cần sự minh bạch hơn là gò bó

Năm 2019, thị trường trái phiếu DN bùng nổ khi quy mô đã vượt mục tiêu đạt hơn 10% GDP nhưng thị trường này đứng trước thách thức bị siết chặt với dự thảo Nghị định mới.

Apple bị phạt gần 1 tỷ USD do vi phạm bản quyền / iPhone 11 giúp Apple thắng lớn chưa từng có

Lãi suất khoảng 10% hấp dẫn hơn nhiều so với mức khoảng 7%/năm của ngân hàng. Bán giữa chừng không bị mất lãi, thanh khoản linh hoạt, có tài sản đảm bảo, trái phiếu năm 2019 trở thành kênh đầu tư được đặc biệt ưa thích. Với những đơn vị phát hành, phân phối uy tín, trái phiếu là cánh cửa rộng mở để huy động vốn trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt. Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ năm 2019 đạt 293.000 tỷ đồng tăng 30% so với năm trước.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, năm 2019 chứng kiến nhiều trường hợp phát hành trái phiếu không minh bạch. Có doanh nghiệp vốn chủ sở hữu 1 mà phát hành giá trị gấp 16 lần.

Trước những lo ngại về sức nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã phải vào cuộc. Đơn vị này vừa hoàn thiện và đang lấy ý kiến về Dự thảo bổ sung Nghị định 163 với rất nhiều thay đổi khá mạnh tay như giới hạn số lượng nhà đầu tư tham gia, không được phát hành trái phiếu có giá trị vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu hay đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng. Bớt rủi ro, nhưng theo các chuyên gia có thể đánh đổi bằng sự phát triển của một thị trường đang cần tính minh bạch nhiều hơn là sự gò bó.

Lúc này, Dự thảo bổ sung Nghị định 163 vẫn trong giai đoạn lấy ý kiến, tuy nhiên rõ ràng vẫn còn nhiều điều phải cân nhắc, bởi nếu siết quá chặt doanh nghiệp lại không huy động được vốn là bài toán rất luẩn quẩn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm