Doanh nghiệp 24h

Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chủ thể OCOP trên nền tảng TikTok

DNVN - Ngày 19/9, Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP Hà Nội phối hợp với TikTok Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chủ thể OCOP trên nền tảng TikTok.

Vietcombank và J&T Express tiên phong ứng dụng QR động trong thanh toán đơn hàng / Doanh nghiệp tiên phong “nhà thép tiền chế” đến Việt Nam kỷ niệm 25 năm thành lập

Chương trình nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP và các đơn vị sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền được học tập trao đổi kinh nghiệm kỹ năng bán hàng trên TikTok, trao đổi chéo sản phẩm với nhau và kết nối tiêu thụ, xúc tiến sản phẩm với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng thủ đô.

Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Dự đoán 2025, tốc độ tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam là 29% đạt 39 tỷ USD. Doanh thu ngành thực phẩm chiếm 1,02% tỷ USD trên các sàn TMĐT ( theo Digital Viet Nam 2021 – Top 5 ngành hàng trên TMĐT).

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của internet tại Việt Nam dẫn đến các hoạt động xã hội cũng được đi lên nhờ các nền tảng trên Internet. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là vấn đề hàng giả, hàng hóa có chất lượng không tốt khi khách hàng mua hàng qua các nền tảng online.

Ông Nguyễn Lâm Thanh – đại diện Tiktok tại Việt Nam cho biết: "Các sản phẩm OCOP là một minh chứng rất rõ về việc hàng Việt Nam có nguồn gốc rõ ràng có chất lượng cao, được sự chứng nhận của Nhà nước. Do đó chúng tôi thấy những sản phẩm OCOP rất phù hợp để đưa trên các sàn thương mại điện tử. Chúng tôi kỳ vọng, các chủ thể OCOP có thể phát triển trên ứng dụng TikTok thông qua các kênh như TikTok Shop hoặc TikTok Live".

(Ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok tại Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn).

Ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok tại Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn.

Thực tế triển khai thương mại điện tử tại TP Hà Nội, đã có những tín hiệu tích cực, đã có hoạt động thương mại điện tử và nắm bắt xu hướng như livestream quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP hoặc đưa sản phẩm lên một số sàn thương mại điện tử. Thông qua những hoạt động như thế này, các chủ thể có thể trao đổi kinh nghiệm kỹ năng bán hàng, trao đổi chéo sản phẩm kết nối tiêu thụ sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, các sản phẩm OCOP đều có thể tham gia chương trình, trong đó tập trung chính vào bán sản phẩm chế biến sâu, thảo dược; nông sản thực phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ quà tặng của các làng nghề, nghệ nhân.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng những chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp; đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, cá nhân theo các lĩnh vực kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng thương mại hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa; xây dựng các giải pháp đẩy mạnh kinh doanh, hỗ trợ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tiêu Huyền
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo