Góc nhìn

Quốc gia NATO từ chối trừng phạt giới tài phiệt Nga: Dấu hiệu khối "rạn nứt"?

Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và một số quốc gia khác đã khiến các quốc gia NATO tức giận khi "đứng ngoài" nỗ lực trói tay Nga thông qua một loạt các biện pháp về kinh tế.

Đà Nẵng: Giải trình của Dawaco đối với phản biện của các chuyên gia về đập ngăn mặn ở Hòa Xuân / CEO SUNSAY Phạm Hữu Tâm: Nuôi tham vọng sấy khô… cả thế giới

Quốc gia NATO từ chối trừng phạt giới tài phiệt Nga: Dấu hiệu khối

Tàu ngầm của Hải quân Nga đi qua eo biển Bosphorus trên đường đến Biển Đen vào ngày 13/2/2022 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh của Burak Kara / Getty Images).

Thổ Nhĩ Kỳ không trừng phạt Nga

Những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế đã bị "giáng đòn" khi Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ KỳMevlut Cavusoglu cho biết hôm 26/3 rằng người Nga sẽ được tự do thực hiện các hoạt động thương mại tại nước này.

"Nếu các nhà tài phiệt Nga hoặc bất cứ công dân Nga nào muốn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, họ có thể," ông Cavusoglu tuyên bố trước một câu hỏi được đặt ra tại Hội nghị quốc tế Diễn đàn Doha.

Quốc gia NATO từ chối trừng phạt giới tài phiệt Nga: Dấu hiệu khối rạn nứt? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu

Về việc: "Liệu những nhà tài phiệt Nga có thể thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào ở Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Nếu việc đó hợp pháp và không trái với luật pháp quốc tế, chúng tôi sẽ xem xét," ông tiếp tục.

ÔngCavusoglu đã đưa ra dấu hiệu rằng các công dân Nga sẽ không gặp trở ngại gì đối với các hoạt động liên doanh thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Mục tiêu hòa giải các bên

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từ chối trừng phạt công dân Nga hoặc đóng cửa không phận đối với máy bay Nga.

Đề cập tới "cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine," sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo NATO tại Brussels Tổng thống Thổ Nhĩ KỳRecep Erdogan cho biết, "Mục tiêu chính của Thổ Nhĩ Kỳ là hòa giải các bên."

Sputnik nhận định, nước này đã có quan điểm ít đối nghịch hơn đáng kể đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang diễn ra ở Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã tuyên bố đóng cửa đường tiếp cận của các tàu chiến ở Biển Đen, đáp lại các lời kiến nghị của phương Tây về việc viện dẫn một thỏa thuận quốc tế năm 1936 cho phép "Ankara quản lý giao thông chiến tranh đi vào tuyến đường biển trong thời gian xảy ra xung đột," nhưng nước này chỉ làm vậy sau một thời gian dài trì hoãn.

Hungary, một quốc gia NATO đồng thời là thành viên của Liên minh châu Âu cũng đã từ chối tham gia vào chiến dịch "xa lánh" Nga của phương Tây. Tương tự, họ cũng thẳng thắn về sự cần thiết phải ưu tiên phát triển kinh tế của nước mình hơn là tham gia vào các cuộc xung đột nước ngoài.

 

"Câu trả lời cho câu hỏi Hungary đứng về phía nào đó là Hungary đứng về phía Hungary,"Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ quan điểm hôm 26/3.

Xung đột Nga - Ukraine
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm