Du lịch

Du lịch nông nghiệp cần có quy hoạch bài bản và định hướng phát triển du lịch bền vững

DNVN - Câu chuyện phát triển ngành du lịch phong phú, đa dạng đang là mục tiêu chung của nhiều địa phương. Người nông dân tận dụng tối đa cánh đồng lúa, hoa quả... của mình để đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên hiện nay du lịch nông nghiệp phát triển kiểu tự phát, còn thiếu quy hoạch bài bản và định hướng dài hơi.

Quảng Bình: Vùng đất khô cằn "thức giấc" thành thủ phủ du lịch / Ngành du lịch sẵn sàng kịch bản kích cầu du lịch lần 2: Du lịch an toàn - hấp dẫn

Câu chuyện phát triển ngành du lịch phong phú, đa dạng đang là mục tiêu chung của nhiều địa phương. Người nông dân tận dụng tối đa cánh đồng lúa, hoa quả... của mình để đưa vào du lịch. Câu chuyện xây dựng du lịch nông nghiệp đang được nhiều địa phương triển khai và hạt động có hiệu quả và tạo điều kiện cho người dân không bỏ ruộng bỏ vườn và phát huy hiệu quả sẳn có của mình…

Lợi thế của du lịch nông nghiệp

Các tour du lịch nông nghiệp như ngắm hoa cúc họa mi, hoa đào, hoa hướng dương, hoa dã quỳ... rộn ràng thu hút du khách trên toàn quốc đổ về Hà Nội. Hay Nghệ An mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách theo tour ngắm hoa hướng dương của trang trại bò sữa TH Truemilk. Ở Quảng Bình cũng có đơn vị tổ chức tour, để cho du khách trải nghiệm như chăn vịt, hay cưỡi trâu, làm đồng, chăn cừu...Hà Nội, các tour du lịch kết hợp nông nghiệp tại trang trại hữu cơ Tuệ Viên - Gia Lâm- Hà Nội thu hút các đoàn tham quan và thực hiện trải nghiệm. Mỗi tour được tính mức giá 70.000 đồng/người/cả ngày và 50.000 đồng/người/nửa ngày. Các làng hoa ven đô Hà Nội, cứ vào dịp cuối năm lại thu hút du khách trên toàn quốc tập trung về, hay ở Đà Lạt, du lịch nông nghiệp, thăm quan vườn hoa, vườn trồng rau... một trong những tour du lịch đặc thù và rất “hot” hiện nay....


Các tour du lịch nông nghiệp thu hút không chỉ du khách trong nước, mà tour còn đặc biệt thu hút du khách nước ngoài đến tham gia trải nghiệm, như chăn vịt, chăn trâu, làm nông dân...Du khách thực sự thích thú khi tham gia các tour trải nghiệm.Làng rau Trà Quế -Hội An -Quảng Nam. Trước đại dịch Covid-19 xảy ra, mỗi ngày làng rau Trà Quế đều đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo duy trì từ hàng trăm năm qua. Nhiều du khách nước ngoài tỏ ra ngạc nhiên thú vị về cách làm nông, như vun luống trồng rau, gánh nước tưới cho từng luống cải, hành, húng, quế… Chính họ được trải nghiệm thú vị của người làm nông, thử sức cày cấy, tuốt lúa…

Theo nhiều đánh giá, hiện nay, người dân đô thị sẽ ngày càng mong muốn tìm về với cái nguyên gốc của cuộc sống tự nhiên nhất, cuộc sống của nông thôn, làng quê và gắn với bảnsắc dân tộc được du khách ngày càng yêu thích. Đây chính là điều kiện để du lịch nông nghiệp phát triển và cũng chính là lợi thế lớn hiện nay của nông dân. Theo các chuyên gia, du lịch nông nghiệp Việt Nam mới chỉ là khởi đầu, manh múm chưa tương xứng với tiềm năng mà chúng ta có. Một số địa phương cũng chưa đánh giá hết tiềm năng của du lịch nông nghiệp. Có nhiều địa phương có sẵn tiềm năng nhưng không biết khai thác hiệu quả và không đánh giá đúng vai trò của du lịch nông nghiệp.

Du lịch nông nghiệp cần phải được quy hoạch dài hơi

Tuy nhiên, thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp này cần phải có quy hoạch phù hợp, lâu dài. Bên cạnh đó, cần tổ chức quản lý xuất theo chuỗi giá trị và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Mỗi địa phương có điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng, do vậy trong quá trình thực hiện cần phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển thì mới có thể thành công được. Đồng thời rất cần phải có vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo cơ chế, có chính sách đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ quyền lợi của người nông dân.

Để mô hình du lịch nông nghiệp phát triển bền vững, cần có sự liên kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích, lợi nhuận hợp giữa người nông dân và doanh nghiệp có hiệu quả. Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu, đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chính sách, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm....

Ngoài ra, các khâu liên kết sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cần có chiến lược cụ thể. Làm sao để người nông dân thấy được lợi ích của mình về nông sản và làm giàu về du lịch ngay trên cánh đồng của mình. Du lịch mùa lúa chín Mùa Cang Chải - Yên Bái, đó được xem là tour du lịch nông nghiệp và gắn cùng thiên nhiên. Những thưở ruộng bậc thang làm say lòng du khách trên cánh đồng vàng và người nông dân đã thu lại hiệu quả. Đó thực sự là một tour du lịch thiên nhiên và gắn cùng nông nghiệp hiệu quả. Hay như Đồng Bằng Sông Cửu Long, du lịch gắn với miệt vườn, bắt cá, hái quả... tour này thực sự thu hút du khách khi trến với vùng này.

Với đặc thù là đất nước có nền sản xuất nông nghiệp, nên câu chuyện đưa nông nghệp vào du lịch là câu chuyện cần được mỗi địa phương phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Mỗi địa phương nên nhìn nhận và có quy hoạch thấu đáo và đưa ra phương đáo giúp người nông định hướng cách làm. Có thể mở những lớp tập huấn để người nông dân không bỏ ruộng, bỏ vườn và làm giàu trên quê hương của mình.


Hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững kết hợp du lịch sinh thái đã tạo ra những đổi mới mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp ở các vùng đô thị, cận đô thị theo hướng sinh thái, bền vững. Để phát triển nông nghiệp du lịch, người nông dân cần phát triển sâu, làm tốt những sản phẩm nông nghiệp mà mình có, giữ gìn bản sắc địa phương, văn hóa, có những sản phẩm mang đặc trưng vùng miền, đến tập tục truyền thống.

Một thực tế hiện nay, nông dân Việt vẫn theo nếp cũ, sản xuất manh mún, sản xuất không liên kết với nhau, đèn nhà ai nhà đấy rạng.Muốn làm nông nghiệp du lịch thì cần phải tạo mối liên kết giữa nông dân với nông dân, với tập thể như hợp tác xã. Các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển nông nghiệp du lịch cũng cần có các biện pháp liên kết người nông dân, hướng dẫn họ cách làm nông nghiệp du lịch, làm sao cho họ hiểu được câu chuyện liên kết mới mang lại nguồn lợi. Câu chuyện du lịch nông nghiệp cũng mang sắc thái câu chuyện du lịch cộng đồng, để những người sinh sống trên nông sản từ nông nghiệp hiểu, liên kết và cùng nhau làm du lịch.

Ông Nguyễn Quý Phương- Vụ trưởng Lữ hành- Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng đã có nhiều mô hình nông nghiệp du lịch kiểu như du lịch miệt vườn, trang trại, homestay. Tuy nhiên, sự phát triển này còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được định hướng, trùng lặp, chưa có bản sắc riêng, hoạt động trải nghiệm và sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho du khách chưa thực sự hấp dẫn, chưa chú trọng thương hiệu.

Bà con nông dân vốn chỉ quen với sản xuất nông nghiệp mà chưa có đủ các kỹ năng phục vụ du lịch.Phần lớn sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản mà chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ khác. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Việc phát triển du lịch nông nghiệp, với người nông dân là vô cùng thuận lợi. Nó giúp người dân làm giàu được trên mảnh đất làng quê của mình, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Người dân có thể sống đàng hoàng, sung túc trên mảnh đất của mình mà không phải di cư đi kiếm việc ở nơi khác.

Cũng theo ông Phương, người nông dân muốn phát triển nông nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, không chạy theo số lượng mà phải sản xuất tinh, sản xuất sạch, đặc biệt là yếu tố sạch, thuần tự nhiên.

Đinh Thanh Loan
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm