Nhiều ông bà chủ của các công ty du lịch phải chuyển nghề để kiếm kế sinh nhai
Người đẹp du lịch Phương Nhung: Ý chí, kiên cường lan tỏa sự tự tin / Hoa khôi du lịch Quảng Bình Trần Ngọc Huyền lên tiếng về lý do yêu cầu Ban tổ chức công khai xin lỗi, sau khi bị tước danh hiệu
Thưa ông, năm 2020 thực sự một năm khó khăn của toàn ngành du lịch, thực hiện cách ly toàn xã hội nhiều tháng, thị trường du lịch hầu như đóng băng. Trong hoàn cảnh đó, nguồn nhân lực về du lịch mất việc làm, hay tạm thời nghỉ việc để chờ du lịch hồi phục, một số nhân sự đã chuyển sang một số lĩnh vực khác. Ông suy nghĩ như thế nào về nhân sự của ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay? Ông chia sẻ về nguồn nhân sự của công ty của ông hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Tài: Trong bối cảnh thị trường du lịch bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là mảng du lịch đưa khách đi nước ngoài (outbound) và mảng đón khách quốc tế vào Việt Nam (Inbound) bị tê liệt hoàn toàn. Không có việc làm, lực lượng lao động này đã hầu hết chuyển sang tìm những công việc khác để mưu sinh. Đây là hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi, khi công ty ngừng trệ kinh doanh thì buộc phải đóng cửa vì không có khả năng tài chính để tài trợ vận hành.
Thậm chí, ngay cả những ông, bà chủ của một số công ty du lịch chuyên về Outbound và Inbound cũng phải xoay chuyển nghề kiếm kế sinh nhai. Hiện nay, lực lượng lao động này cơ bản cũng đã đang làm những công việc khác, họ đã “ấm chỗ”. Vì vậy, nếu như du lịch sớm hồi phục thì chưa chắc lực lượng này muốn quay lại làm việc nữa, vì thế tình trạng thiếu hụt nhân lực trong tương lại gần khi thị trường du lịch phục hồi sẽ là một vấn đề sẽ xảy ra.
Giám đốc Nguyễn Văn Tài - Trung Tâm Đào tạo Du lịch PRATO.
Công ty du lịch VietSense Travel của tôi, may mắn hơn những doanh nghiệp du lịch chuyên Outbound và Inbound khác là vẫn duy trì được hoạt động, vì chúng tôi có thế mạnh về mảng du lịch nội địa. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang khai thác tốt các tour và dịch vụ đối với các tuyến du lịch trong nước. Nhờ có sự kiểm soát tốt dịch của nhà nước và Chính phủ đã làm cho thị trường du lịch nội địa vẫn sôi động và các công ty du lịch như chúng tôi vẫn đẩy mạnh được kinh doanh trong mảng này.
Tôi được biết, khó khăn nhất của ngành du lịch là nguồn nhân lực, từ không có việc làm, đến khó khăn về tài chính trầm trọng. Thế nhưng ông và cộng sự thực hiện một bước đột phá là thành lập trung tâm đào tạo nhân sự. Phải chăng đó là bước hành động mang tính liều lĩnh?
Cho đến nay, đã có rất nhiều nước đang đẩy mạnh việc sản xuất và thử nghiệm các loại Vaccine phòng dịch và ở một số nước đã thành công. Vì vậy, dịch sẽ sớm được dập và thị trường du lịch sẽ hồi phục, vì vậy công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để đón đầu kinh doanh là tầm nhìn của các công ty du lịch như chúng tôi. Đây là lí do mà tôi và một số lãnh đạo công ty du lịch lữ hành tại Hà Nội bắt tay nhau mở ra một trung tâm đào tạo du lịch thực tế ngắn hạn có tên là Prato ( Practicial Tourism Training).
Trong kế hoạch của chúng tôi trong giai đoạn một từ cuối năm 2020 đến hết 2021, chúng tôi tập trung đào tạo nhân lực cho chính các công ty thành viên sáng lập của chúng tôi và những doanh nghiệp đối tác có nhu cầu chứ chưa mở rộng. Với mục tiêu, là tổ chức đạo tạo huấn luyện nội bộ giải quyết nhu cầu bổ sung sự thiếu hụt nhân sự và nâng cao nhân lực chính các doanh nghiệp thành viên. Chúng tôi không đặt vấn đề kinh doanh và lợi ích tài chính thì đó không thể có cái gọi là “liều lĩnh”. Chúng tôi cũng không đặt nặng vấn đề đột phá gì, chỉ đơn thuần là một sự chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho chính mình và những đối tác trong ngành có nhu cầu.
Vậy phải gọi đây là sự chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho ngành du lịch sắp tới? Vậy số lượng học viên của trung tâm hiện nay như thế nào?
Từ tháng 11 đến nay, Trung tâm đã hoạt động được hơn 2 tháng và tổ chức huấn luyện thành công 2 khóa ngắn hạn là “Kỹ năng chốt sale tour” và “Nghiệp vụ điều hành tour cao cấp” cho 30 học viên là chính các nhân viên của chúng tôi. Tất cả các học viên tham gia khóa học đã trở lại các công ty chúng tôi làm việc và chứng minh được sự hiệu quả của khâu đào tạo này.
Trước đây, thay vì đào tạo tại chính công ty với điều kiện phòng, trang thiết bị, số lượng học viên và giảng viên không được đầy đủ thì bây giờ chúng tôi tập trung vào một cơ sở được trang bị phòng học và các trang thiết bị cần thiết. Đội ngũ những giảng viên chính là các giám đốc, trưởng phòng của các công ty thành viên hướng dẫn các kỹ năng thực tế và chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề, chính vì thế các em học viên nắm bắt và ứng dụng rất nhanh vào công việc sau các buổi học.
Học viên trung tâm hoàn thành khóa học- cung ứng nguồn nhân sự chất lượng cao cho du lịch.
Ông có chia sẻ rằng, tất cả các học viên tham gia khóa học đào tạo tại trung tâm, khi các em đã trở lại các công ty làm việc và chứng minh được sự hiệu quả của khâu đào tạo. Vậy ông đã có mục tiêu gì cho hướng đào tạo tiếp theo?
Mục tiêu của trung tâm là nâng cao được năng suất và hiệu quả công việc của học viên sau khóa học. Điều này được chứng minh qua 2 khóa học đầu tiên, như tôi đã nói ở trên, vì vậy tôi hi vọng sau Tết Nguyên Đán chúng tôi hy vọng sẽ có được sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong việc cử lãnh đạo ưu tú tham gia chia sẻ, giảng dạy và có chính sách khuyến khích nhân viên đăng ký tham gia các khóa huấn luyện của trung tâm.
Như vậy bên ông chuyên đào tạo nguồn nhân sự cấp cao của du lịch, là các em đã làm việc trong các công ty, như vậy chúng ta chỉ đào tạo một mảng, còn phải phụ thuộc vào nhiều kênh nhân sự khác?
Thực ra, một Trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng một phần nguồn nhân sự nhất định, chúng ta còn nhiều kênh, như các trường đại học, rồi các em đam mê nghề muốn được hoạt động trong ngành này, nhưng như thế nào và ngành nghề nào cũng đòi hỏi nhân sự phải có trí tuệ, kỹ năng, yêu nghề và nhiệt huyết với nghề.
Nghe ông chia sẻ về những dự định của Trung tâm đào tạo và khẳng định được chất lượng đầu ra của học viên, làm những người quan tâm đến ngành du lịch hết sức phấn chấn. Thưa ông, năm 2021, với mục tiêu của ngành du lịch là liên kết, liên minh, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này của ngành du lịch?
Trong ngành du lịch của Việt Nam chúng ta hiện nay, đa phần các doanh nghiệp du lịch lữ hành đều là các công ty siêu nhỏ và nhỏ. Trong khi đó sản phẩm dịch vụ du lịch lại rất rộng, đa dạng, phong phú. Vì vậy, kiên kết, liên minh là con đường tất yếu và duy nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như tạo ra sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
Chị biết đấy, một doanh nghiệp thì không thể đủ nguồn lực để triển khai đầu tư cho việc đặt mua dịch vụ vận chuyển, lưu trú với một số lượng lớn theo seri, hay cũng không thể có đủ vốn để triển khai xây dựng cơ sở lưu trú, khu du lịch, nhà hàng và mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ các tour. Vì thế, việc cổ phần, hợp tác, liên minh để tăng vốn hoạt động là cách duy nhất để đẩy mạnh kinh doanh, mà mỗi bên tham gia đều có khả năng thực thi và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho mỗi phía.
Việc liên minh, liên kết này không phải là mục tiêu mà nó là phương thức thực hiện nhằm thúc đẩy kinh doanh du lịch ở qui mô lớn và phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp du lịch lữ hành.
Với những phương thức thực hiện, như liên doanh, liên kết trong du lịch, và bài toán chuẩn bị nhân sự, đã góp phần vào sự chuẩn bị hồi phục của ngành du lịch. Ông hy vọng và mong muốn gì cho ngành du lịch trong năm 2021?
Du lịch đã có một sự phát triển nhanh và liên tục tăng trưởng trong nhiều năm, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này phản ánh nhu cầu rất cao của người dân toàn cầu đối với du lịch, cũng phản ánh sức hấp dẫn và dư địa phát triển của ngành công nghiệp không ống khói này.
Vì vậy, tôi tin khi Vaccine phòng dịch Covid-19 được triển khai tiêm chủng rộng rộng rãi thì du lịch sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh nhanh. Đối với nước ta, tôi hy vọng Chính phủ, các bộ ngành và người dân tiếp tục cảnh giác và tích cực triển khai công tác phòng chống dịch mạnh mẽ như hiện nay để du lịch nội địa tiếp tục được duy trì và phát triển tốt hơn năm qua.
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo