Pháp luật

Dùng ảnh "nóng" tống tiền người khác có bị phạt tù?

Hành vi sử dụng những hình ảnh "nóng" để đe dọa yêu cầu phải đưa tiền cho sẽ bị khởi tố theo tội phạm quy định tại Điều 135, Bộ luật hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Bạn đọc Doanh nghiệp Việt Nam gửi câu hỏi tư vấn pháp luật với nội dung: "Dùng ảnh "nóng" để tống tiền, chiếm đoạt tài sản của người khác có bị phạt tù?". Chúng tôi đã gửi nội dung này đến luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp để được giải đáp.

Dùng ảnh "nóng" tống tiền có thể bị phạt tù. Ảnh minh họa.

Theo luật sư Thái, trước tiên, về hành vi sử dụng những hình ảnh nóng để đe dọa yêu cầu phải đưa tiền cho người này, hành vi này sẽ bị khởi tố theo tội phạm quy định tại Điều 135, Bộ luật hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

 

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

*Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

 

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

*Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.

Có 2 hành vi sẽ được coi là cấu thành tội phạm này đó là:

Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.

 

Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản

Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản. 

Cụ thể thủ đoạn này gồm cả hành vi doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết.

Như vậy, với hành vi uy hiếp tinh thần của người này với chị bạn thì người này sẽ bị truy cứu hình sự theo tội phạm tại Điều 135, Bộ luật hình sự.

Nên đọc
Hồng Hà ghi
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo