Hỗ trợ doanh nghiệp

Giám sát môi trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh

(DNVN) - Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đồng ý với kế hoạch giám sát môi trường tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh do Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đề xuất.

Theo đó, đối với môi trường không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý với điểm quan trắc tại bến đò Bang thuộc xã Thống nhất; điểm quan trắc tại cổng Viện lao K97 và điểm quan trắc tại cổng Văn phòng cảng than K98. Đối với môi trường đất, Bộ đồng ý với điểm quan trắc nước sông Diễn Vọng phía thượng lưu.

Đối với chất thải rắn, Bộ đồng ý các điểm quan trắc xung quanh dự án. Đối với môi trường sinh thái: điểm quan trắc trong sông Diễn Vọng và vịnh Cửa Lục. 

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng lưu ý, trong quá trình triển khai dự án, Công ty chủ quản cần lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải Phòng theo quy định của Chính phủ (các thông số quan trắc tự động để kiểm soát là thải lượng, nhiệt độ, nồng độ bụi, SO2, NO2, CO của khí thải tại ống khói trước khi phát tán khí thải ra môi trường); lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát thải lượng, nhiệt độ, Clo dư của nước làm mát trước cửa xả nước làm mát.

Ảnh minh họa.

Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 19/10/2016 về việc bảo vệ môi trường trong toàn ngành công thương, trong đó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với từng đơn vị thuộc ngành; đồng thời công bố danh sách những dự án, nhà máy được coi là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, danh mục các Dự án, nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường bao gồm:

1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 Mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng; Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh.

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy điện Vũng Áng 1 - Công ty điện lực dầu khí Hà Tĩnh, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau.

3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Dự án Alumin Nhân Cơ - Đắc Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, Dự án mỏ sắt Thạch Khê và Dự án khai thác và chế biến đồng Sin Quyền.

 

4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Công ty DAP số 1, Công ty DAP số 2, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất Photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình.

5. Tổng công ty Thép Việt Nam: Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên - TISCO.

6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Khu công nghiệp dệt may Phố Nối Vinatex, Tổng công ty may Việt Thắng.

7. Tổng công ty Giấy Việt Nam: Nhà máy giấy Bãi Bằng.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo