Doanh nghiệp cần cơ chế hơn nguồn lực hỗ trợ
Các quỹ ETF tái cơ cấu khiến cổ phiếu VRE, PDR, MSN... bị giảm mạnh / Chứng khoán tuần 20-24/9: Thị trường có cơ hội lập lại đỉnh tháng 8
Hai tháng trở lại đây, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển ánh sáng Đoàn Gia đã tiết giảm tối đa nhân sự, nhưng chi phí hàng tháng của doanh nghiệp vẫn lên tới cả 100 triệu đồng. Trước thông tin, Chính phủ sẽ tháo gỡ các khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, miễn giảm thuế và nhất là các ngân hàng sẽ hỗ trợ lãi suất cho vay, doanh nghiệp đã thấy cơ hội cho sự hồi phục.
"Rất cảm ơn Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ", anh Đoàn Bá Linh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển ánh sáng Đoàn Gia, Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ.
Tuy nhiên, nguồn lực là có hạn nên ngân hàng sẽ chỉ ưu tiên giãn nợ, giảm lãi suất cho vay cho những khách hàng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chứ không thể dàn đều cho tất cả các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mong mỏi có thêm sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh sớm được trở lại bình thường. (Ảnh minh họa: TTXVN)
"Chúng tôi ưu tiên hỗ trợ cho các khách hàng đang vay với lãi suất cao, không dùng gói ưu đãi hoặc các khách hàng đang nằm trong những vùng phải thực hiện giãn cách. Mức giảm của chúng tôi là từ 0,5 - 1%/năm", ông Phạm Như Ánh, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), cho biết.
"Với những khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề, chúng tôi chủ động bàn bạc với khách hàng để thống nhất phương án hỗ trợ phù hợp nhất. Chúng tôi đã giảm ở mức tối đa 2%. Với các khoản vay mới, chúng tôi cũng áp dụng lãi suất ưu đãi giảm 1% so với lãi suất bình thường của ngân hàng", ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, cho hay.
Với nhiều doanh nghiệp, tuy được nhận hỗ trợ như giảm lãi, giãn nợ hay giãn thuế, nhưng điều mong mỏi nhất không chỉ có vậy.
"Nếu lãi vay ngân hàng cho về 0% thì cũng không tồn tại được. Vì doanh nghiệp không hoạt động được thì không có doanh thu, không đảo bảo cuộc sống cho người lao động được, nếu nhà nước không mở cửa nền kinh tế", ông Tống Anh Tài, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Wahaco, nhận định.
Được tiêm vaccine để được thông thương, hoạt động sản xuất trở lại, không gặp phải "chốt" kiểm tra, kiểm dịch nào, hoặc nếu có thì cũng giản tiện cho doanh nghiệp là những mong mỏi của nhiều doanh nghiệp vào lúc này bởi chính các doanh nghiệp cũng hiểu rằng không có nguồn lực hỗ trợ nào là vô tận và doanh nghiệp cũng không thể "sống khỏe" nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo