Hỗ trợ doanh nghiệp

Rộng đường cho nông sản Việt sang Mỹ

DNVN - Sáng ngày 4/1, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (VST) cùng các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn “Xúc tiến thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” và lễ vinh danh “Doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo - lần thứ 6 năm 2023”.

Xuất hoá đơn bán lẻ mỗi lần bơm xăng dầu: Các cây xăng tư nhân 'than' gặp khó / Điện lực miền Nam trao quyết định bổ nhiệm các phó tổng giám đốc

Tại diễn đàn, Ths, nhà báo Phan Thị Mỹ Yến - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam cho biết, sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam hiện chưa có vị thế và giá trị cao, xuất khẩu thô, tỷ lệ gia công còn cao. Việc tiếp cận thị trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Lý do là các sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa xây dựng thương hiệu một cách khoa học, quy trình đầu tư, sản xuất chưa bài bản để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, có thương hiệu uy tín và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.

Với mong muốn nông sản và thực phẩm Việt vươn tầm thế giới, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt cùng VST đã đầu tư, nghiên cứu thị trường nước ngoài trong nhiều năm qua. Tổ chức hoạt động xúc tiến, tiếp cận và liên kết các tập đoàn, nhà phân phối, các chuyên gia, tìm hiểu thị trường, tìm luật pháp, nhu cầu tiêu dùng tại một số nước. Trong đó, với thị trường Mỹ, Trung tâm và VST đã tìm hiểu khảo sát hơn 5 năm qua.

“Qua khảo sát các siêu thị Mỹ, chúng tôi nhận thấy nguồn sản phẩm nông sản của Việt Nam có tiềm lực rất lớn, nhưng đa số mang thương hiệu của nước ngoài. Các sản phẩm Việt Nam bị lép vế và chỉ là nhà cung cấp thô. Đây cũng là nỗi trăn trở của chúng tôi và mong muốn đưa sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam “cất cánh” gia nhập thị trường Mỹ - nơi có sức tiêu thụ cao”, bà Yến chia sẻ.

Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững” vào tháng 10/2023. Đây là điều kiện và cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận, xuất khẩu hàng hoá vào thị trường tiềm năng này. Qua đó, phát triển doanh số, gia tăng uy tín doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và phát triển bền vững.


Ths, Nhà báo Phan Thị Mỹ Yến - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam.

Đánh giá cao sáng kiến tổ chức chương trình của Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đây chương trình có ý nghĩa nhất vào thời điểm này khi Việt Nam và Mỹ đẩy mạnh hợp tác thương mại toàn diện.

Mặc dù những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng Việt Nam đã phấn đấu khẳng định vị thế của mình khi đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới về xuất nhập khẩu.

Các sản phẩm nông sản thực phẩm Việt Nam ngày càng thâm nhập thị trường quốc tế rộng rãi, năng lực xuất khẩu ngày được nâng cao. Các sản phẩm mang thương hiệu Việt được người tiêu dùng thế giới ngày càng tín nhiệm hơn.

Trong đó, Mỹ là một thị trường lớn mạnh, sức tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên, để thâm nhập vào được thị trường này là vấn đề thử thách đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ước tính, năm 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt khoảng 53 tỷ USD. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu thứ 2 của nông sản Việt Nam sau Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,7%.


Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh.

Ở góc độ chuyên gia, đánh giá về tiềm năng hợp tác thương mại Việt - Mỹ, TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước là rất lớn sau khi Việt Nam - Mỹ nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững” tháng 10/2023 và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào tháng 9/2023 của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tuy vậy, theo TS Lê Đăng Doanh, quan hệ hợp tác Việt Nam – Mỹ cũng đang đứng trước những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục để tận dụng được các lợi thế xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này.

Cụ thể, Mỹ đã ban hành nhiều chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ các lợi ích của các doanh nghiệp trong nước khi các sản phẩm từ Việt Nam chiếm thị phần, cạnh tranh mạnh với doanh nghiệp Mỹ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trao cup vàng cho các doanh nghiệp điển hình sáng tạo năm 2023.

Mỹ gia tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành dự thảo sửa đổi các quy định nhằm tăng cường thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại trong Luật Chống bán phá giá và Chống trợ cấp nhằm lấy ý kiến các bên liên quan.

Ngoại ra, tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh với các đối tác khác đến từ nhiều châu lục.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã vinh danh và trao cúp vàng cho 35 doanh nghiệp xuất sắc, tiêu biểu, sáng tạo năm 2023. Đây là các doanh nghiệp do UBND các tỉnh, thành đề cử và đạt tiêu chí của Hội đồng xét chọn và vinh danh.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm