Hướng dẫn con khi ở nhà một mình
Nhiều người khuyên không nên để trẻ dưới 12 tuổi ở nhà một mình, tuy nhiên, tuổi tác không phải là yếu tố quyết định tất cả. Đôi khi trẻ nhỏ tuổi vẫn có khả năng xoay xở một số tình huống trong tầm tay. Điều quan trọng là bạn cần hướng dẫn trước khi con “home alone”.
Tập trước cho trẻ
Trẻ cần học cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị quen thuộc trong nhà, đặc biệt là điện thoại. Ba mẹ cần đặt ra những tình huống khẩn cấp giả định để trẻ luyện cách nói chuyện qua điện thoại. Dạy trẻ ứng xử khi có người đến nhà, khóa cửa cẩn thận, tắt các thiết bị điện không dùng… Nếu được dạy từ trước về cách chăm sóc bản thân, trẻ có thể tự lo cho mình ở mức chấp nhận được.
Giữ kết nối với con
Chỉ nên để trẻ ở nhà một mình trong thời gian ngắn. Đặc biệt những lần đầu, không nên “bỏ mặc” con quá 1 giờ. Cần giữ liên lạc với con thường xuyên, như 30 phút gọi về nhà một lần, đảm bảo điện thoại luôn hoạt động tốt để con kết nối được. Nên liệt kê vài số điện thoại thân quen, cả số công an khu vực, lực lượng cứu hỏa, cấp cứu... cho con.
Lưu ý những “nguy cơ”
Nên tạm cất những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: dao, kéo, hóa chất, rượu, bật lửa, diêm, bình nước nóng... Lưu ý các ổ cắm điện trong nhà và khóa bình gas cẩn thận. Khi ở nhà một mình, có thể trẻ sẽ khám phá mọi thứ và vô tình đụng đến những vật này. Cần nhắc trẻ nguyên tắc: tuyệt đối không táy máy các ổ cắm điện, bếp gas, nếu có lửa cháy thì phải chạy ngay ra khỏi nhà. Bạn cũng cần xem xét an ninh quanh nhà mình có tốt không, hàng xóm là những người thế nào...
Trấn an tinh thần
Trẻ thường dễ sợ hãi hoặc chán nản khi ở nhà một mình, đó là do trẻ không biết sử dụng thời gian hợp lý. Bạn có thể giao “trách nhiệm” và hướng dẫn trẻ làm tuần tự một số việc: quét nhà, lau bàn, sau đó là học bài, chơi đồ chơi hay vật nuôi, đọc sách… Sẽ rất hiệu quả nếu trước đó bạn từng hướng dẫn trẻ tự làm những việc này. Sự “bận rộn” sẽ giúp trẻ triệt tiêu nỗi sợ hãi, cô đơn và buồn chán.
Chuẩn bị thực phẩm
Không thể để con ở nhà với một cái tủ lạnh hay bàn ăn trống rỗng. Dĩ nhiên càng không nên để con tự nấu ăn. Hãy chuẩn bị vài món ăn con thích như bánh, sữa, trái cây, nước uống… để sẵn trên bàn để con dùng khi cần.
6 câu hỏi góp phần giúp bạn kiểm tra xem con có thể ở nhà một mình hay chưa. Nếu kết quả là “có” cho 6 tình huống thì bé đã sẵn sàng:
1. Con bạn đã biết tự đóng và khóa cửa nhà?
2. Con bạn biết điện thoại cho ba mẹ hay những người có trách nhiệm khi cần?
3. Con bạn tỏ ra sẵn sàng khi bạn yêu cầu con ở nhà một mình?
4. Con bạn có thể tự chơi một mình và không nhanh cảm thấy buồn chán?
5. Con bạn biết tự làm một số việc nhà đơn giản?
6. Con bạn biết cách tự sơ cứu khi bị xây xát hay bỏng nhẹ?
Minh Thúy ( tổng hợp )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Loài bọ đắt nhất thế giới được giới thượng lưu săn lùng làm thú cưng, giá 2 tỷ đồng/con
CLIP: Gà mái đánh bại chim ưng trong trận chiến đầy bất ngờ