“Quái vật biển” lưỡng cư đầu tiên được tìm thấy
Lần đầu tiên cá mập bạch tạng xuất hiện ở Anh / Những hình vẽ kỳ lạ trên vùng sa mạc
Trang National Geographic cho biết, loài “” có tên khoa học Cartorhynchus lenticarpusmới được tìm thấy tại Trung Quốc là mắt xích còn thiếu trong chuỗi tiến hóa của loài động vật săn mồi giống cá heo sống dưới biển trong kỷ Jura từ khoảng 200 triệu năm đến 145 triệu năm trước. Chiều dài của loài bò sát Cartorhynchus lenticarpus có thể lên tới 20m, khoảng bằng một chiếc xe tải đầu kéo.
Các nhà khoa học nhận định rằng các loài thằn lằn cá tiến hóa từ đất liền xuống biển, do các hóa thạch của tổ tiên trên cạn và sinh vật thủy sinh đều đã từng được tìm thấy trước đây, từ nhận định này các nhà cổ sinh vật học đưa ra giả thuyết rằng có tồn tại một loài bò sát ở giữa quá trình tiến hóa trên, trong đó có thể kể đến phát hiện về hóa thạch của một loài lưỡng cư chứng minh cho giả thuyết chuyển đổi môi trường sống từ trên cạn xuống biển của loài cá voi và thằn lằn cổ dài – một loài quái vật biển tiến sử khác.
"Quái vật biển" Cartorhynchus lenticarpus mới được tìm thấy tại Trung Quốc. Ảnh National Geographic
Vừa qua, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật một khu vực tại tỉnh An Huy, Trung Quốc và tìm thấy bằng chứng họ đã luôn tìm kiếm: Bộ hóa thạch dài 0.5m của một loài động vật sinh sống từ 248 triệu năm trước trong kỷ nguyên khủng long. Loài Cartorhynchus lenticarpus có mũi ngắn, cấu trúc cơ thể nặng và các chân vịt lớn, những dấu hiệu cho thấy loài bò sát này có thể sinh sống ở cả trên cạn lẫn dưới nước.
Kiểu mũi ngắn của loài Cartorhynchus lenticarpus được di truyền từ tổ tiên trên cạn, rất khác so với kiểu mũi dài của của các loại thằn lằn cá đời sau, đây là bộ phận cho phép Cartorhynchus lenticarpus đánh hơi được những con mồi có khả năng di chuyển nhanh như cá hay mực. Bện cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng loài “quái vật biển” Cartorhynchus lenticarpus bơi khá chậm do hình dạng cơ thể và phần chân vịt lớn bất thường. Giải phẫu xương sọ của bộ hóa thạch cũng gợi ý về khả năng Cartorhynchus lenticarpus là loài chuyên hút nước, hay nói một cách chính xác hơn là nuốt con mồi có cơ thể nhẹ trong nước, thực tế có rất ít hóa thạch của con mồi xung quanh khu vực tìm thấy hóa thạch “quái vật biển” có thể coi là một minh chứng cho giả thuyết này.
"Quái vật biển" Cartorhynchus lenticarpus là loài động vật lưỡng cư sinh sống trong kỷ Jura. Ảnh minh họa
Bộ hóa thạch mới sẽ giúp các nhà khoa học xác định được các khả năng đã từng xảy đến với loài thằn lằn cá sau cuộc đại tuyệt chủng 252 triệu năm trước, thảm họa “xóa sổ” khoảng 90% các loài sinh vật thủy sinh thời kỳ đó. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng muốn biết khoảng thời gian cần thiết để các loài động vật và thực vật hồi sinh sau cuộc đại tuyệt chủng thảm khốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm