Khám phá

136.000 năm biến mất khỏi nhân loại, loài chim không biết bay bất ngờ hồi sinh đầy kì diệu

Từng tuyệt chủng bỗng xuất hiện trở lại, loài chim không biết bay này khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.

Loài chim có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, ăn uống và giao phối ngay trên không trung / Top 8 loài chim có vẻ đẹp siêu thực, con cuối cùng nhìn cực 'sành điệu' khiến ai cũng cười ngả nghiêng

Gà nước cổ trắng Aldabran có tên khoa học là Dryolimnas cuvieri aldabranus, là loài chim không biết bay thuộc họ Gà nước Rallidae và bộ Sếu Gruiformes. Chúng được xác nhận là đã tuyệt chủng từ 136.000 năm trước vì một cơn đại hồng thủy nhưng đến năm 2019, các nhà khoa học đã bất ngờ tìm thấy chúng tại đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương.

Gà nước cổ trắng

Loài gà nước này khi trưởng thành sẽ có chiều dài cơ thể rơi vào khoảng 25 cm. Trong khi con trống có lưng màu nâu, đầu và ngực nâu đỏ thì con cái lại có phần trên và ngực màu xám nhạt. Về cơ bản thì con đực và con cái sẽ khác biệt rõ ràng nhưng điểm chung là đều có sọc đen trắng đậm ở sườn, bụng, dưới đuôi, phần ngón chân dài, đuôi ngắn và tất nhiên không thể thiếu phần lông cổ màu trắng đặc trưng. Gà nước cổ trắng Aldabran có thể luồn lách nhanh nhờ phần cơ thể dẹt.

Cơ thể dẹt giúp chúng di chuyển nhanh

Từ 136.000 năm trước, gà nước cổ trắng vì không thể bay nên chúng đã bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy trên hòn đảo san hô Aldabra. Tất cả những cá thể gà nước cổ trắng khi đó đã bị nhấn chìm xuống biển Ấn Độ Dương theo hòn đảo Aldabra. Tiếp tục vào 100.000 năm trước, hòn đảo Aldabra tiếp tục nổi lên nhờ kỷ băng hà, cơ hội hồi sinh của loài gà cổ trắng ở hòn đảo này cũng được nhen nhóm.

Hóa thạch của loài chim này trước khi tuyệt chủng

Theo các nhà khoa học, gà nước cổ trắng Aldabran "tái sinh" là nhờ hiện tượng tiến hóa lặp lại. Cụ thể, sự hồi sinh của đảo san hô Aldabran cùng với sự vắng mặt của động vật ăn thịt trên đó đã khiến cho loài chim không biết bay này phát triển trở lại mà không có bất kì mối đe dọa nào. Tất nhiên, đây vẫn là một quá trình hiếm có trong lịch sử nhân loại và tính đến nay chỉ ghi nhận ở một số loài chim. David Martill - nhà cổ sinh vật học thuộc ĐH Portsmouth - khẳng định chỉ có trên đảo san hô Aldabra mới thấy tác động lớn của việc thay đổi mực nước biển đối với các sự kiện tuyệt chủng và tái sinh.

- Video lửng mật ác chiến với 3 báo hoa mai. Nguồn: Latest Sightings.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm