Khám phá

224 loài mới được phát hiện ở khu vực sông Mekong

Ngày 26/1, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới World Wild Fund ( WWF) cho biết, loài sa giông sừng quỷ, tre chịu hạn và voọc Popa …nằm trong số 224 loài mới được phát hiện ở khu vực sông Mekong mở rộng vào năm 2020 bất chấp mối đe dọa dữ dội về việc mất môi trường sống .

'Farmily' - Bộ ảnh chụp lại động vật cùng gia đình của mình / Biệt thự hình tròn độc nhất vô nhị của cặp vợ chồng trẻ mê động vật: Kết nối với thiên nhiên, vừa thông thoáng, vừa tự do

224 loài mới được phát hiện ở khu vực sông Mekong ảnh 1

Voọc Popa nằm trong số 224 loài mới được liệt kê trong bản cập nhật mới nhất của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới( WWF) tại khu vực sông Mekong.

Những phát hiện được liệt kê trong một báo cáo của WWF bao gồm: loài tắc kè đá mới được tìm thấy ở Thái Lan, loài cây dâu tằm ở Việt Nam, loài ếch đầu to ở Việt Nam và Campuchia vốn đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng…

Một số sinh vật gây tò mò hơn bao gồm Popa Langur , một loài voọc tứ chi và đuôi dài, được đặt theo tên của ngọn núi lửa Popa đã tắt, nơi sinh sống của khoảng 100 con voọc, quần thể lớn nhất của loài này.

Rắn ngũ sắc vừa được phát hiện tại Việt Nam.

Rắn ngũ sắc vừa được phát hiện tại Việt Nam.

WWF cho biết 224 phát hiện mới đã nhấn mạnh sự đa dạng sinh học phong phú của khu vực sông Mekong, bao gồm Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam.Có một loài cá hang động được phát hiện ở Myanmar, có màu trắng vàng nhạt, rất khác thường và khác với các loài cá khác trong cùng họ đến nỗi các nhà khoa học quyết định tạo ra một chi hoàn toàn mới cho nó. Sau đó là con rắn óng ánh , vảy của nó chuyển qua màu xanh lam và xanh lục trong ánh sáng.

 

Tuy nhiên, khám phá mới này cũng nêu bật những mối đe dọa mà động vật hoang dã đang phải đối mặt trong các môi trường sống tự nhiên bị chia cắt và suy thoái, Các chuyên gia và nhà khoa học kêu gọi hợp tác quốc tế nhiều hơn để bảo tồn những gì còn lại.

Báo cáo của WWF cho biết: “Những khám phá ở sông Mekong chứng minh rằng khu vực này vẫn là tiền tuyến cho việc khám phá khoa học và là điểm nóng về đa dạng loài. Tuy nhiên, những khám phá này cũng là một lời nhắc nhở rõ ràng về những gì chúng ta có thể đánh mất nếu các hoạt động định cư và phát triển của con người trong khu vực tiếp tục phá hủy môi trường tự nhiên.”

"Nhiều loài đã tuyệt chủng trước khi chúng được phát hiện, do môi trường sống bị phá hủy, dịch bệnh lây lan do hoạt động của con người, sự săn mồi và cạnh tranh do các loài xâm lấn mang lại, và tác động tàn phá của việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp", WWF cho biết thêm.

Khu vực sông Mekong là nơi sinh sống của một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm ngoái cho biết nạn buôn bán động vật hoang dã ở Đông Nam Á đang gia tăng trở lại sau khi tạm thời bị gián đoạn các hạn chế về COVID-19.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm