3.000 mỹ nữ trong hậu cung xưa đã đi đâu sau khi hoàng đế băng hà?
Chuyện lạ lần lượt xảy ra trong tang lễ hoàng đế nhà Minh, sau khi khai quật lăng mộ, chuyên gia phát hoảng / Tiết lộ khuôn mặt của hoàng đế Trung Quốc từ 1.500 năm trước
Những hoàng đế Trung Hoa cổ đại có đến 3.000 mỹ nhân trong hậu cung. Khi nhà vua còn tại thế, phi tần có thể được sắp xếp và sủng ái đàng hoàng. Tuy nhiên, sau khi hoàng đế băng hà, số phận của những người phụ nữ trong tam cung lục viện sẽ ra sao? Theo ghi chép của lịch sử, sẽ có một số cách để định đoạt số phận những phi tần, cung nữ này.
Cách đầu tiên, họ sẽ được tân đế thừa kế. Đây là cách mà những người du mục ở thảo nguyên sử dụng sau khi hoàng đế qua đời. Ví dụ như trường hợp của Vương Chiêu Quân, một mỹ nhân thời nhà Hán. Ban đầu, nàng là cung nhân của Hán Nguyên Đế nhưng sau đó trở thành vợ của Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà. Khi Hô Hàn Tà khuất núi, Vương Chiêu Quân phải kế thừa tục nối dây của người Hung Nô, lấy con của ông ta là Phục Chu Luy Nhược Đề.
Về phần người Hán ở Trung Quốc, những mỹ nữ trong hậu cung từng bị tiên hoàng phớt lờ sẽ được tân đế nhắm tới. Tất nhiên, ngay cả những người từng được cựu hoàng sủng ái mà sở hữu nhan sắc chim sa cá lặn thì cũng có thể trở thành phi tử của tân đế. Võ Tắc Thiên chính là ví dụ cụ thể nhất cho trường hợp này.
Bên cạnh việc được tân đế kế thừa, những phi tần của cựu hoàng còn phải bồi táng theo hoàng đế đã khuất. Tục lệ bồi tháng có từ xa xưa, chủ yếu là từ đầu nhà Thương và phổ biến hơn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Người dân thời đó tin rằng con người sau khi qua đời vẫn tồn tại và việc bồi táng chính là để kéo dài vinh quang của hoàng đế khi đã sang thế giới bên kia. Đến thời nhà Hán, tục lệ này đã bị bãi bỏ vì nó quá tàn nhẫn. Tuy nhiên, Chu Nguyên Chương thời nhà Minh đã khôi phục lại hủ tục này và được coi là sự thụt lùi của lịch sử.
Ngoài 2 hình thức trên, những phụ nữ trong hậu cung của các hoàng đế còn chọn đi tu sau khi nhà vua qua đời. Phụ nữ thời xưa rất chú trọng đến việc khiết tịnh, chồng mất sẽ trở thành góa phụ, nếu tái hôn thì vi phạm Tam cương, Ngũ thường. Đặc biệt, những phi tần không có con cái hoặc cấp thấp thường bị ép hoặc chọn đi tu. Việc những phi tần đi tu sau khi hoàng đế băng hà là cực kỳ phổ biến, triều đại nào cũng có ví dụ.
Một hình thức phổ biến nữa mà các phi tần thời xưa chọn lựa sau khi nhà vua băng hà đó là giữ mộ. Tuy việc này không tàn nhẫn giống như bị đày vào lãnh cung, nhưng họ cũng sống trong vô vọng, không được phép rời khỏi lăng tẩm của tiên đế cho tới cuối đời. Hãy tưởng tượng nửa sau cuộc đời bạn dành cho việc canh giữ lăng mộ cũng đủ thấy cô quạnh, hoang tàn tới mức nào. Việc canh giữ lăng của hoàng đế cũng là một hủ tục của chế độ phong kiến, hy sinh mạng sống của người phụ nữ.
Ngoài ra, còn có một lựa chọn khác cho những phi tần này đó là chuyển đến cung điện khác hoặc quay về nuôi con. Trong Tử Cấm Thành có những cung điện dành riêng cho phi tần của cựu hoàng sinh sống, chẳng hạn như Thọ Khang cung. Nếu phi tần nào đã có con trai thì sẽ được đón về thái ấp dưới sự cho phép của Thái hậu hoặc Hoàng đế. Tất nhiên, cũng có khả năng phi tần được trở về nhà mẹ đẻ. Vua Minh Anh Tông thời nhà Minh đã cho phép những phi tần của tiên đế, là con cháu trong tộc và quan lại trong triều được trở về nhà sau khi tiên đế băng hà. Điều này cho thấy sự bao dung của tân đế khi lên ngôi.
Nhìn chung, số phận các phi tần thời xưa phần lớn đều khốn cùng. Nếu được hoàng đế sủng ái thì đó là điều may mắn của họ. Tuy nhiên, cả đời họ không được sống tự do, không thể thoát khỏi cung điện sâu thẳm. Một khi hoàng đế qua đời, số phận của họ còn bi thảm hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ