Khám phá

Ba thần đồng thông minh nhất thời cổ đại: Được Khổng Từ, Tào Tháo coi trọng, đáng tiếc không ai sống qua 20 tuổi

Những thần đồng này, có người được coi như Tiên hạ phàm, có người thậm chí còn được Khổng Tử bái làm thầy, lai lịch đều không hề tầm thường. Tiếc rằng, không ai sống qua 20 tuổi.

Người xưa khi xây xong giếng tại sao lại thả một ít cá và rùa vào trong giếng? Trí tuệ của tổ tiên quả không chê vào đâu được! / Vỏ sò là tiền tệ một thời của Trung Hoa cổ đại, tại sao người xưa không nhặt nhiều vỏ sò hơn để làm giàu?

Chu Bất Nghi

3-than-dong-thoi-co-dai-trung-quoc-ngoisaovn-w390-h418 0

Chu Bất Nghi (Ảnh minh họa)

Chu Bất Nghi là cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng nhà quân phiệt Lưu Biểu trấn giữ Kinh Châu. Năm 208, Lưu Biểu mắc bệnh qua đời, Tào Tháo sau khi chiếm Kinh Châu liền thu nạp Lưu Tiên và Chu Bất Nghi.

Sử sách Trung Quốc không ghi chép nhiều về Chu Bất Nghi, một phần vì ông cũng không có nhiều đóng góp cho đến khi bị sát hại năm 17 tuổi.

Sinh trưởng trong một gia đình danh giá, thiếu niên họ Chu từ sớm đã bộc lộ tài trí hơn người. Sau này, ông được người cậu Lưu Tiên gửi gắm cho danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải thú nhận ''tự thẹn không bằng''.

Nhờ tài năng cùng xuất thân của mình, danh tiếng của Chu Bất Nghi đã nhanh chóng tới tai vị quân chủ họ Tào.

Khi Tào Tháo bế tắc trong việc tấn công Liễu Thành năm 206, Chu Bất Nghi (14 tuổi), hiến lên 10 kế, ngay lập tức giúp Tào Ngụy vượt trở ngại. Vị thế của Chu Bất Nghi từ đó ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, điều khiến Tào Tháo không hài lòng là việc Chu Bất Nghi từ chối lấy con gái mình. Sử sách chép rằng, Tào Tháo đã phải ''mở to mắt'' khi nghe tin Chu Bất Nghi từ chối mối hôn sự này.

 

Cuộc đời Chu Bất Nghi rẽ sang hướng khác khi Tào Xung lâm trọng bệnh, qua đời khi mới 12 tuổi vào năm 208. Cái chết của Tào Xung là điều khiến Tào Tháo hết sức đau lòng. Bởi ông đã ngầm chọn Tào Xung là người tiếp nối cơ nghiệp.

Người con tài giỏi nay đã mất, Chu Bất Nghi vốn "không thua Tào Xung", nhưng bậc kỳ tài ấy lại nhất quyết chẳng chịu kết thân với Tào Tháo. Chính điều này đã định sẵn kết cục của bậc hiền tài họ Chu.

Khi Tào Tháo quyết định lên kế hoạch trừ khử Chu Bất Nghi, Tào Phi biết tin vội ngăn cản phụ vương. Bấy giờ, ông chỉ nói:"Kẻ này vốn không phải người mà con có thể khống chế".

Năm 209, Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi, đánh dấu chấm hết cho nhân tài yểu mệnh thời Tam quốc.

Tào Xung

 

2-than-dong-thoi-co-dai-trung-quoc-ngoisaovn-w500-h312 1

(Ảnh minh họa)

Tào Xung là con trai của Tào Tháo . Ông được công nhận là một người đặc biệt tài năng và thông minh từ khi còn rất nhỏ. Khi cậu bé lên 6 tuổi, trí thông minh của cậu được mọi người cho là đã tương đương với một người lớn.

Một lần sau khi bị ám sát, Tào Tháo đã hỏi tất cả các con trai của mình rằng giờ phải làm thế nào? Trong khi các anh em khác của Tào Xung nói rằng, họ muốn bắt sát thủ, thì Tào Xung liền khuyên cha hãy mở cửa và để cho sát thủ đi.

Cậu bé nói rằng, làm như vậy, kẻ chủ mưu ám sát sẽ trở nên sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau mà tự lộ mặt đồng thời chứng tỏ rằng Tào Tháo không e sợ chúng. Tào Tháo nghe xong liền cho rằng con trai của mình rất thông minh.

 

Đáng tiếc, năm 208, Tào Xung bệnh nặng rồi qua đời khi mới 12 tuổi, khiến Tào Tháo vô cùng đau đớn. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, Tào Xung bị đầu độc mà chết bởi cuộc tranh đấu quyền lực giữa các con của Tào Tháo. Các sử gia đến nay vẫn tranh cãi về cái chết của Tào Xung và cho rằng, thần đồng nhí này là nạn nhân của người anh trai Tào Phi.

Hạng Thác

1-than-dong-thoi-co-dai-trung-quoc-ngoisaovn-w1138-h583 2

(Ảnh minh họa)

Hạng Thác là thần đồng của nước Cử. Có một lần Khổng Tử gặp Hạng Thác đang ngồi chơi giữa đường, cản lối xe của mình đi nên xuống ngựa hỏi han lý do. Không ngờ Hạng Thác trả lời: “Từ xưa đến nay, chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ không hề có chuyện ngược lại bao giờ”.

 

Khổng Tử hỏi thành ở đâu, Hạng Thác chỉ tay phía trước mắt, quả nhiên nhìn thấy một thành trì trên mặt đất mà cậu đang chơi. Khổng Tử cảm thấy cậu rất thông minh nên đưa ra một loạt câu hỏi thử trí thông minh của cậu. Sau cuộc đối đáp rất lâu, nghe nói Khổng Tử vì vô cùng khâm phục Hạng Thác nên đã tôn cậu làm thầy của mình. Việc Khổng Tử tôn Hạng Thác làm thầy cũng bởi ông muốn đề cao đức khiêm tốn, làm người cần phải biết học hỏi người khác. Còn câu “Hậu sinh khả úy” ngày nay được dùng để khen ngợi lớp người trẻ có thể vượt xa cha ông, đáng được tôn trọng.

Sau này Hạng Thác mất năm 10 tuổi và được lập đền thờ, hậu thế tôn cậu là Thánh Công hay còn gọi là Tiểu Nhi Thần, nghĩa là thần đồng. Chữ ''thần đồng'' cũng có từ ngày đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm