Bác sĩ 'đi trước thời đại' Wu Lien-teh - người ngăn chặn đại dịch viêm phổi giết chết hàng ngàn sinh mạng cách đây hơn 1 thế kỷ
7 con sư tử đói bất lực trước con mồi nhỏ là... nhím / Chết cười với "hậu duệ Tôn Ngộ Không"
Bác sĩ Wu Lien-teh sinh năm 1879, có bố người Quảng Đông (Trung Quốc) và mẹ là người Hoa sinh ra ở Penang (Malaysia). Wu Lien-teh cũng là người gốc Hoa đầu tiên du học ngành Y ở trường Cambridge danh tiếng. Năm 1903 khi mới 24 tuổi, Wu tốt nghiệp trở về quê nhà Kuala Lumpur, làm việc cho nhà nước rồi mở phòng khám tư.
Mùa đông năm 1910, nhận lời mời của triều đình nhà Thanh, bác sĩ Wu cùng nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến Cáp Nhĩ Tân, phía tây bắc Trung Quốc, nơi đang bùng phát một dịch bệnh viêm phổi cướp đi sinh mạng của 60.000 người chỉ trong vòng 4 tháng.
Ngay lập tức, bác sĩ Wu tiến hành khám nghiệm tử thi theo tiêu chuẩn hiện đại - lần đầu tiên diễn ra ở Trung Quốc - đối với một nữ bệnh nhân Nhật Bản chết vì bệnh dịch. Kết quả, Wu tìm thấy vi khuẩn Yersinia Pestis, có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua nước bọt hay đờm. Phát hiện này gây sửng sốt và bị các đồng nghiệp cùng thời nghi hoặc, do họ chỉ biết về bệnh dịch truyền từ chuột hay các con vật khác sang người.
Trong số những người chất vấn Wu có bác sĩ nổi tiếng người Pháp Mesny. Tuy nhiên nhiều ngày sau, bản thân Mesny lại tử vong vì căn bệnh viêm phổi do đã từ chối đeo khẩu trang và các dụng cụ y tế phòng tránh. Cái chết của ông gây sốc cực độ trong cộng đồng quốc tế.
Nhìn rộng hơn, dịch bệnh lạ ở Cáp Nhĩ Tân có tỷ lệ tử vong đến hơn 90%. Bác sĩ Wu nghi ngờ nó xuất phát từ việc kinh doanh lông thú đang thịnh hành. Trong thời đại chưa có thuốc kháng sinh đặc hiệu lại còn chịu nhiều nghi hoặc, vị bác sĩ trẻ tuổi vẫn tỉnh táo, kiên cường đưa ra một loạt quyết định quan trọng.
Đầu tiên, ông thuyết phục giới chức Nga và Nhật ngừng toàn bộ tàu hỏa đến Cáp Nhĩ Tân vào năm 1911. Hơn nữa, giao thông vùng tây bắc Trung Quốc gần như bị phong tỏa. Dù vậy, số ca tử vong vẫn tăng lên trong và sau Tết âm lịch năm đó, khi các thi thể chất chồng trên tuyết chính là nơi chứa mầm bệnh.
Nhận ra điều này, bác sĩ Wu đề nghị tập trung khoảng 3000 cỗ quan tài để hỏa táng tập thể tại các đơn vị y tế. Biện pháp này tỏ ra có hiệu quả giúp kiểm soát dịch. Đến ngày 31/3/1911 đã không còn ghi nhận ca bệnh nào nữa.
Những ghi chép của bác sĩ Wu Lien-teh trong việc khống chế dịch bệnh hiện nay vẫn còn lưu giữ trong thư viện trường Đại học Quốc gia Singapore .
Theo ông Paul Tambyah - Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh và Bệnh nhiễm trùng Châu Á Thái Bình Dương, các kiến thức và liệu pháp kiểm soát dịch bệnh của bác sĩ Wu là chuẩn xác, có giá trị đến tận ngày nay. Mặc dù kinh nghiệm xử lý dịch bệnh đã có từ thời Trung Cổ ở châu Âu và cả châu Á, nhưng việc ghi chép của bác sĩ Wu lại rất hệ thống, khoa học, dễ tham khảo đối với y học hiện đại.
Cũng theo chuyên gia Tambyah, nếu như bác sĩ Wu năm đó không đề nghị dừng các chuyến tàu hỏa xuyên châu lục thì hậu quả thật khó lường. Những đoàn tàu này vốn vận chuyển cả người và hàng hóa đến châu Âu, bao gồm cả đồ lông thú lấy từ con Marmota (thuộc bộ gặm nhấm) được sản xuất ở vùng tây bắc Trung Quốc.
Ông Tambyah nói rằng nếu các đoàn tàu còn lăn bánh, bệnh dịch sẽ theo đó truyền đến Paris hay Berlin chỉ trong vài ngày."Sự phát triển của giao thông toàn cầu [vào lúc bấy giờ] sẽ càng khiến bệnh dịch lan rộng"- vị này nhận định.
Rời khỏi Cáp Nhĩ Tân năm 1911 sau dịch bệnh, bác sĩ Wu Lien-teh được xem là "người chiến thắng tai họa", khi ấy ông mới 32 tuổi. Tháng 4/1911, ông mở hội nghị quốc tế trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học từ Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác. Năm 1935, bác sĩ Wu là người Malaysia đầu tiên nhận được đề cử giải Nobel Y học.
Trong phần đời sau này, Wu Lien-teh vẫn được trọng vọng và mở phòng khám uy tín ở Malyasia. Ông qua đời ở quê ngoại Penang năm 1960. Còn tại Cáp Nhĩ Tân, một bảo tàng được xây dựng để tưởng nhớ vị bác sĩ tài hoa dũng cảm, từng chiến thắng dịch bệnh cách đây đúng 110 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách