Khám phá

Bật mí lý do thời xưa con cái sinh ra trong gia đình bố mẹ có họ hàng mà gần như không bị thiểu năng

Để hiểu hơn lý do con cái từ hôn nhân họ hàng thời xưa gần như sinh ra đều không thiểu năng, mời độc giả tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Đường đường là một hổ tướng dũng mãnh vô song, năng lực không kém Lã Bố, hà cớ gì nhân vật này lại không được Lưu Bị trọng dụng? / Tôn Ngộ Không có thể trong nháy mắt giết nhiều yêu quái, vì sao lại không thể khuất phục được Khuê Mộc Lang?

Để hiểu hơn lý do con cái từ hôn nhân họ hàng thời xưa gần như sinh ra đều không thiểu năng, mời độc giả tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Vào thời phong kiến ở Trung Quốc, việc “họ hàng lấy nhau” vì lợi ích là điều không còn xa lạ. Điều này không chỉ xảy ra trong dân gian mà còn phổ biến trong hoàng thất.

Bat-mi-ly-do-thoi-xua-con-cai-sinh-ra-trong-gia-dinh-bo-me-co-hang-ma-gan-nhu-khong-bi-thieu-nang
Ảnh minh họa.

Điều đáng nói, dù được sinh ra trong gia đình bố mẹ có họ hàng nhưng hầu hết con cái lại không bị thiểu năng. Lý do liên quan đến 4 điều sau đây:

1. Cuộc hôn nhân giữa họ hàng không có con cái

Thời xưa, việc có thai và sinh con mẹ tròn con vuông không phải là chuyện dễ dàng. Vậy nên, nhiều cặp vợ chồng cùng chung huyết thống dù cố nhiều cách nhưng vẫn không có con.

Bat-mi-ly-do-thoi-xua-con-cai-sinh-ra-trong-gia-dinh-bo-me-co-hang-ma-gan-nhu-khong-bi-thieu-nang-2

2. Chồng nhiều thê thiếp

Ở thời phong kiến, đàn ông hầu hết đều có tam thê tứ thiếp, hoàng đế sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ. Chính vì lẽ đó, tỷ lệ cặp vợ chồng cùng họ này mang thai và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển cũng thấp hơn.

 

3. Quan hệ gia tộc rất lớn

Theo lịch sử đã ghi chép, vào thời phong kiến ở Trung Quốc, cùng một họ cũng có thể xem là cùng họ hàng. Nếu con gái gả sang làng khác thì sẽ có thêm một nhánh dòng tộc. Điều này giúp cho mạng lưới quan hệ gia tộc càng thêm rộng lớn, phức tạp hơn.

Từ đó, xuất hiện tình huống, dù bề ngoài là họ hàng nhưng thực chất họ không có quan hệ huyết thống. Hoặc là họ hàng rất xa nên sẽ không sinh ra những đứa con có vấn đề khi phát triển về sau.

Bat-mi-ly-do-thoi-xua-con-cai-sinh-ra-trong-gia-dinh-bo-me-co-hang-ma-gan-nhu-khong-bi-thieu-nang-4

4. Không được ghi chép trong sử sách

Lịch sử và khoa học cho thấy họ hàng không nên lấy nhau, vì hậu quả không thể đo lường được. Ở thời xưa, đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh thường trở thành tai họa lớn đối với một gia đình bình thường, phải mất cả đời sức lực và tài chính để chăm sóc đứa trẻ.

 

Hơn nữa việc sinh ra đứa trẻ thiểu năng trí tuệ đa phần là chuyện không tốt, thậm chí là mang theo điềm gở ở thời xưa. Nên cũng vì vậy mà những trường hợp này ít được ghi vào sử sách, hậu thế từ đó không có cái nhìn chính xác đối với tình trạng này.

Bat-mi-ly-do-thoi-xua-con-cai-sinh-ra-trong-gia-dinh-bo-me-co-hang-ma-gan-nhu-khong-bi-thieu-nang-1

Từ những lý do trên, chúng ta có hiểu rõ vì sao thời xưa tuy có nhiều trường hợp họ hàng lấy nhau nhưng hiếm khi thai nhi gặp vấn đề gì.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm