Bí ẩn về Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư
Cây thanh long cổ thụ ở Đắk Lắk 'thách thức' người hái quả, gia chủ giải đáp những lời đồn bí ẩn / Bí ẩn bức tranh bé gái có ánh mắt gây sợ hãi nhất thế giới: 2 lần được mua và đều bị trả lại
Vừa qua, tại chùa Nhất Trụ xã Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình), các chuyên gia thuộc Viện Khảo cổ học và đơn vị liên quan đã báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ các địa điểm: Cánh đồng Nội Trong, cánh đồng Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ năm 2022.
Xây dựng cung điện từ trị sở cũTheo các nguồn sử liệu, năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Trong 42 năm là kinh đô của triều Đinh, Tiền Lê và buổi đầu triều Lý, Hoa Lư đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của cả nước. Tuy nhiên, trải qua những biến cố lịch sử cùng thời gian lâu dài, các công trình của kinh đô dần bị vùi lấp.
Cố đô Hoa Lư được nghiên cứu khảo cổ bắt đầu từ những năm 1960 đến nay. Kết quả trong gần 60 năm qua đã giúp các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận Hoa Lư là khu di tích lớn, đặc biệt quan trọng với lịch sử - văn hóa dân tộc. Rất nhiều công trình kiến trúc, các cung điện, dinh thự, đền miếu... có liên quan trực tiếp đến vương triều và hoàng tộc nhà Đinh - Tiền Lê được xây dựng tại đây.
Ở cánh đồng Nội Trong, đợt khai quật vào tháng 3/2021, phát hiện những dấu tích của kiến trúc giai đoạn Trường Châu - với cung điện thời Đinh và dấu ấn văn hóa thời Tiền Lê. Khu vực này ghi nhận nhà Đinh và Tiền Lê đã xây dựng kinh đô trên khu vực trước đây là trị sở của Trường Châu thời thuộc Đường. Tuy nhiên, Hoa Lư ở thế kỷ 10 có sự mở rộng chứ không bó hẹp như trị sở cũ thời Bắc thuộc.
Các hố khai quật ở cánh đồng Hang Trâu lại được xác định là nơi chuyển đổi giữa hai không gian kiến trúc khu Chính điện và Hậu cung của kinh đô Hoa Lư. Ở thời Đinh, đây là một khu vực sân vườn với những cây cổ thụ mọc trên địa hình tự nhiên. Đến thời Tiền Lê, lại chuyển đổi thành một nền sân đất nện chặt và được đắp bồi rất rộng.
Chùa Nhất Trụ và cột kinh bằng đá do vua Lê Đại Hành dựng năm 996.
Chùa Nhất Trụ được biết đến là ngôi quốc tự đầu tiên của Đại Cồ Việt. Hiện, chùa còn bảo lưu cột kinh bằng đá do vua Lê Đại Hành dựng năm 996. Trong đợt khảo cổ năm 1991 do Bảo tàng Hà Nam Ninh thực hiện phát hiện những dấu tích có thể là móng trụ của một công trình kiến trúc có quy mô lớn nằm gần cột kinh bằng đá.
Đợt khai quật năm 2022 đã tiếp tục làm xuất lộ thêm 2 công trình kiến trúc phân bố ở phía Đông Bắc chùa. Những dấu tích kiến trúc đã thu thập qua các đợt khai quật đã góp phần xác định trong không gian chùa Nhất Trụ xưa bao gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau.
Các chuyên gia Viện Khảo cổ học khẳng định kết quả nghiên cứu năm 2022 xác định chi tiết hơn không gian phân bố các công trình kiến trúc ở Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư.
Các dấu tích khảo cổ ở Nội Trong và Hang Trâu ghi nhận mặt bằng tổng thể Cấm thành Hoa Lư gồm 2 khu vực: Khu trung tâm được nhà Đinh - Lê xây dựng khi lựa chọn nơi đây làm kinh đô mở nước, cũng chính là Khu di tích cố đô Hoa Lư hiện nay.
Khu Hậu cung nằm phía Nam khu trung tâm, là nơi vốn có các kiến trúc thuộc trị sở Trường Châu trước thế kỷ 10 được tái sử dụng thời Đinh - Tiền Lê.
Bảo vệ hiện trạng chờ tìm ẩn sốCùng với báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ khu di tích cố đô Hoa Lư, Viện Khảo cổ học cũng có báo cáo kết quả thăm dò tại Vườn Am - hé lộ nhiều dấu tích thời Trần. Kết quả phát hiện dấu tích móng đầm gia cố kiến trúc được đầm bằng đá và gạch ngói vụn.
Di vật thu được tại các di tích là nhiều hiện vật như mảnh gạch, ngói, gốm sứ, đồ sành... mang đặc trưng thời Trần thế kỷ 13 - 14. Trong hố thăm dò tại Vườn Triều cuối (sau đền Thái Vi, xã Ninh Hải, Hoa Lư) còn phát hiện một lớp than tro dày nằm tập trung trong một khu vực, có thể là một dấu tích bếp.
Những kết quả này làm rõ hơn diện mạo của một hành cung dưới triều Trần và bổ sung các giá trị của Quần thể Danh thắng Tràng An.
Cùng việc xác định vị trí Cấm thành và Hoàng thành, giới chuyên gia phát hiện cấu kiện bằng gỗ - hiện vật của các công trình kiến trúc cổ. Khu vực Cấm thành là nơi ở của hoàng gia với cánh đồng Nội Trong được nhận định là khu vực Hậu cung - nơi ở của hoàng thái hậu, hoàng hậu cùng các phi tần, cung nữ.
Tại đây, nhiều hiện vật được phát hiện như gạch, ngói có niên đại trước thế kỷ 10. Các hố khai quật ở địa điểm cánh đồng Hang Trâu đã xác định nơi đây là không gian chuyển đổi giữa hai không gian kiến trúc khu Chính điện và Hậu cung.
Tuy Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư đang dần sáng tỏ, nhưng bí mật không gian phân bố các công trình kiến trúc vẫn còn là ẩn số. Bởi vậy, giới khảo cổ đề xuất phải bảo vệ hiện trạng, dừng tất cả các hoạt động chôn cất mồ mả, xây dựng công trình, đào múc ao hồ ở khu vực này. Đồng thời, tiếp tục mở rộng nghiên cứu khu vực không gian phân bố quanh chùa Nhất Trụ.
Các nhà khoa học cho rằng, chùa Nhất Trụ từng có những công trình kiến trúc quy mô lớn, liên hoàn. Tuy nhiên, trong hơn 60 năm qua do diện tích khai quật khiêm tốn nên chưa thể xác định rõ.
Dấu tích các lớp kiến trúc xếp chồng lên nhau chứng tỏ cung điện Hoa Lư được xây dựng từ trị sở cũ.
Nghiên cứu khảo cổ cần thời gian lâu dài, có thể hàng trăm năm để nhận biết giá trị. Bởi vậy, việc bảo vệ hiện trạng di tích cố đô Hoa Lư có thể mở ra những kết quả đáng tự hào - như Hoàng thành Thăng Long, để giới khoa học có thể phục dựng một không gian giá trị bậc nhất của Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'