Bí mật ẩn giấu sau những "lỗ hổng lạ lùng" chỉ có ở Hồng Kông
Enochian: Ngôn ngữ bí ẩn của các thiên thần / Bí ẩn “thuyền ma” Triều Tiên trôi dạt ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc
Ảnh minh họa.
Theo thuyết phong thủy Trung Hoa, những lỗ hổng đó được tạo ra như một lối đi để các con “rồng thiêng” vào nơi trú ngụ của chúng ở ngọn núi phía sau lưng các tòa nhà. Cũng theo học thuyết lâu đời này, vị trí đắc địa của các tòa nhà là tựa sơn hướng thủy, tức là sau lưng có núi trước mặt có sông, nên cần mở một lối cho rồng đi từ núi ra sông. Nếu chặn đường, sẽ mang lại điềm xấu cho cư dân sống trong tòa nhà đó.
Trên thực tế, có nhiều lý do hơn là phong thủy khiến cho các nhà đầu tư những công trình lớn đó chấp nhận bỏ phí một khoảng không gian đáng giá cả đống tiền.
Được xây dựng năm 1986 trên diện tích 88.733m2 với giá 38 triệu USD, khu phức hợp nhìn ra biển The Repulse Bay có hẳn một lỗ hổng rộng 16m, cao 24m. Thiết kế khác thường này được lựa chọn vì lý do thẩm mỹ. “Chúng tôi tin rằng đó là tòa nhà đầu tiên được thiết kế kiểu này ở Hồng Kông”, Martyn Sawyer, một thành viên trong ban giám đốc Hongkong and Shanghai Hotel, chủ đầu tư tòa nhà cho biết.
“Ban đầu, lỗ hổng đó khiến nhiều người ngạc nhiên, vì họ chưa từng thấy thứ gì tương tự”, Ann Tsang, người đến Hồng Kông từ Scotland năm 1984 cho biết.
Dù lỗ hổng ở Repulse Bay không theo thuyết phong thủy, nhưng ngay sau đó, chuyện “rồng thiêng” đã nổi lên ở địa phương. Nó giúp người dân bản địa cảm thấy được an ủi phần nào khi những tòa nhà thấp dưới thời thực dân Anh bị phá dỡ đi. “Kiểu như: chúng tôi đã mất các tòa nhà thực dân, nhưng nhìn xem này, đây là thành tựu đương đại với những sự huyền bí riêng của nó”, Tsang giải thích.
Người dân Hồng Kông tin rằng có một gia đình rồng sống ở các núi đồi xung quanh hòn đảo; mỗi sáng, rồng mẹ đưa các con ra biển tắm. Bởi thế, các tòa nhà chắn đường từ núi ra biển phải để chừa lại các lỗ hổng để rồng đi qua.
Có điều, chắc chắn là rồng không sống ở Hồng Kông.
Những năm 1980, tốc độ xây dựng cao ốc ở Hồng Kông tăng lên chóng mặt, gây ra “hiệu ứng tường” với các tòa nhà san sát cạnh nhau. “Ngày càng nhiều cao ốc mọc lên san sát, và người dân bắt đầu phàn nàn về việc họ bị chắn tầm nhìn và chỗ lưu thông không khí”, Michael Chiang, một kiến trúc sư cho biết.
Điều này khiến chính quyền cũng như các nhà đầu tư buộc phải tìm giải pháp để dung hòa cả hai – sự phát triển và sự hài lòng của người dân.
Có những giai đoạn chính quyền Hồng Kông chỉ cấp phép cho các tòa nhà cao tầng nếu như đạt chuẩn về khoảng cách xung quanh, song điều đó là bất khả thi với một nơi “người đông đất hiếm” như Hồng Kông. Và cuối cùng, các nhà đầu tư lựa chọn cách để trống một khoảng không nhất định giữa tòa nhà.
Tòa nhà phức hợp của chính quyền đặc khu Hồng Kông
Đương nhiên, còn có những lý do khác nằm ngoài phong thủy và kinh tế. Ví dụ điển hình là tòa nhà phức hợp của chính quyền đặc khu Hồng Kông. Tòa nhà được xây năm 2011 ở khu Admiralty cũng có một lỗ hổng khổng lồ, lớn hơn bất kỳ ô thoáng nào khác từng có.
“Nó không liên quan đến phong thủy, mà thể hiện ý tưởng về sự kết nối và sẻ chia”, Rocco Yim, nhà đồng sáng lập hãng thiết kế Rocco cho biết. Công trình cao 118m giống như một khung cửa khổng lồ, với một chân là cơ quan lập pháp, một chân là cơ quan hành pháp còn tầng nằm ngang liên kết 2 cơ quan này. Một công viên công cộng được bố trí ngay bên dưới.
“Các cơ quan chính quyền “bay” phía trên không gian công cộng mang một ý nghĩa ẩn dụ của một cánh cửa mở đưa người dân đến với chính quyền”, ông Yim nói,
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Người ngoài hành tinh' màu xanh được phát hiện trên bãi biển Australia? Các nhà khoa học cho rằng đây là điều chưa từng có
Ngôi nhà lụp xụp bỗng nhiên được thiên hạ tranh nhau mua, có người cọc 22 căn nhà đổi lấy 8 khúc gỗ cũng không đến lượt
Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
Trên trái đất có 4 tỷ tấn vàng, mỗi người được chia 5 triệu tấn, vậy tại sao vàng lại đắt như vậy?
Cụ ông giấu kho báu hơn trăm tỷ trong núi khiến nhiều người đi tìm bỏ mạng: Cái kết bất ngờ sau 10 năm!
Tại sao lạc đà hầu như không có kẻ thù tự nhiên? Không có động vật nào khác ăn nó, tại sao?