Bí mật ít người biết về chiến dịch đánh vào hang ổ phát xít
“Choáng váng” với chuyện tình ái của trùm phát xít Hitler khiến người đời kinh sợ / Người tình Do Thái bí ẩn của trùm phát xít Hitler
Trước đó, vì những nguyên nhân khó hiểu, tốc độ tiến quân của các nước Anh, Mỹ, Pháp... thường chậm chạp hoặc sa lầy tại chỗ. Thế nhưng, sau khi thành phố Vienna (Áo) được Hồng quân Liên Xô giải phóng, liên quân Anh – Mỹ (lúc này cách Berlin 100-120km) đột nhiên khẩn trương đè bẹp sự kháng cự của quân Đức đã mất tinh thần và lao như tên bắn về phía sông Elber và bờ biển Baltik.
Không nghi ngờ gì nữa, các nước Đồng minh có ý đồ chiếm Berlin trước khi Hồng quân đến kịp, mặc dù theo Thoả thuận Yalta, thủ đô Berlin của Đức thuộc phạm vi của Hồng quân. Căn cứ vào tình hình mặt trận cũng như mưu đồ và hành động của các nước Đồng minh, Tổng tư lệnh tối cao Stalin yêu cầu Berlin phải bị đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất. Chiến dịch công kích Berlin phải được bắt đầu không muộn quá ngày 16/4 và phải kết thúc trong 12 đến 15 ngày.
Mục tiêu của chiến dịch là chia cắt, bao vây và tiêu diệt các đơn vị quân Đức, giải phóng Berlin; tiến nhanh sang phía Tây ngăn chặn bọn Hitler thành lập một mặt trận mới; đánh gục và buộc nước Đức phát xít phải đầu hàng, kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II ở châu Âu.
Trận chiến Berlin. Ảnh: Wikipedia |
Tham gia chiến dịch, phía Hồng quân có 162 sư đoàn, 21 quân đoàn xe tăng – cơ giới với 2.500.000 quân, trên 42.000 pháo và súng cối, 6.300 xe tăng, 8.300 máy bay chiến đấu bao gồm cả 800 máy bay ném bom tầm xa… Stalin trực tiếp điều phối hoạt động của các cánh quân tiến đánh Berlin.
Về phía quân Đức, với lực lượng gồm 63 sư đoàn (có 15 sư đoàn tăng – cơ giới), chúng tập trung trên hướng Berlin trên 1.200.000 quân, 10.400 pháo và súng cối, 1.500 xe tăng và 3.300 máy bay; ngoài ra, còn 8 sư đoàn thuộc lực lượng dự bị của Bộ Chỉ huy Tối cao Đức.
Hệ thống phòng thủ của Đức gồm tuyến Oder – Neisse có chiều sâu từ 20 đến 40km với 3 tuyến chiến hào. Tiếp đến là khu vực phòng ngự thủ đô gồm 3 tuyến vòng ngoài, vòng trong và vành đai bao của thành phố với những công trình kiên cố được chuẩn bị từ trước có chiều sâu khoảng 100km.
Trong nội đô chia thành 9 khu phòng thủ, trong đó khu trung tâm các cơ quan chính phủ được biến thành pháo đài cực mạnh do những đơn vị SS trung thành nhất bảo vệ. Vũ khí được phát cho người dân và tự vệ bán vũ trang .
Chỉ tính riêng trong nội đô có hơn 200 tiểu đoàn quân đội, SS và lực lượng bán vũ trang với số quân trên 20 vạn người. Hệ thống tàu điện ngầm được sử dụng cho việc cơ động bí mật các lực lượng và biến thành các cứ điểm kháng cự. Hầu như quân Đức không chú ý đến phía Tây (nơi quân Đồng minh tiến công), mà dồn sức lực cuối cùng để chống trả Hồng quân Liên Xô.
Ngày 16/4, chiến dịch bắt đầu. Sau khi pháo binh và không quân bắn dọn đường, hàng nghìn pháo sáng được bắn lên kết hợp với 143 ngọn đèn pha cực mạnh làm loá mắt quân địch và soi đường cho Hồng quân tiến công.
Đến ngày 19/4, tuyến phòng ngự Oder - Neisse bị chọc thủng. Ngày 20/4, vào hồi 13h50, những cơn mưa đạn pháo đổ xuống Berlin, báo hiệu trận công phá sào huyệt cuối cùng của bọn phát xít bắt đầu. Ngày 24-25/4, Hồng quân hoàn thành việc bao vây hai cánh quân Frankfurt và Berlin của địch gồm 500.000 tên, và ngày 26/4 bắt đầu tổng tiến công.
Từ 26/4 đến 1/5, đập tan mưu toan chọc thủng vòng vây và chạy sang phía Tây của cánh quân Frankfurt và xóa sổ cánh quân này; còn cánh quân Berlin bị Hồng quân tiêu diệt vào ngày 2/5 ngay trong thành phố, bằng cách chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận, đánh giáp lá cà trong các đường hầm, đường xe điện ngầm, giành giật từng ngôi nhà, từng đoạn phố.
Ngày 29/4, bộ đội thuộc Quân đoàn Xung kích số 79 của Thiếu tướng S. Perevukhin (thuộc TĐQ Xung kích số 3, PDQ Belorussia I) tiến công toà nhà Quốc hội Đức đã được biến thành cứ điểm phòng ngự mạnh với trên 1.000 quân có pháo binh, xe tăng hỗ trợ.
Sáng 30/4, các chiến sĩ Hồng quân tiến đến gần toà nhà và đến chiều tối thì đột nhập được vào bên trong. Mờ sáng 1/5, ba người lính trinh sát Xô-viết thuộc Trung đoàn 756, Sư đoàn Bộ binh 150 là Trung úy Aleksey Berest, Trung sỹ Mikhail Alekseyevich Egorov (người Nga) và Trung sỹ Meliton Varlamovich Kantarya (người Gruzia) đại diện cho các dân tộc Xô-viết chiến thắng đã cắm Lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức (Reichchtag).
Quân đội Liên Xô cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức. Ảnh: Wikipedia |
Đến 15 giờ ngày 2/5, quân Đức ở Berlin ngừng kháng cự. Tuy nhiên, đến mồng 5/5, các trận truy kích diệt tàn quân Đức chạy sang phía Tây mới chấm dứt. Ngày 8/5, bộ đội PDQ Belorussia I tiến đến bờ sông Elber, liên lạc với quân Đồng minh.
Đêm mồng 8 sang ngày 9/5, Lễ kí Công ước về việc nước Đức đầu hàng vô điều kiện diễn ra tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst (ngoại ô Berlin). Chiến dịch Berlin kết thúc thắng lợi. Ngày 9/5 được xem là Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Kết thúc chiến dịch, Hồng quân tiêu diệt 70 sư đoàn bộ binh phát xít, 23 sư đoàn xe tăng - cơ giới, bắt sống 480.000 tên địch, thu 1.500 xe tăng, 5.600 pháo và cối, 4.500 máy bay.
Chiến dịch Berlin là bằng chứng về trình độ nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Liên Xô được đúc kết và phát triển trong Chiến tranh Vệ quốc. Chiến dịch là đỉnh cao của nghệ thuật tiến công của các phương diện quân bằng những đòn đột kích trên chính diện rộng, nhằm bao vây, sau hợp vây, chia cắt và tiêu diệt từng phần một cụm quân chiến lược lớn nhất trong lịch sử chiến tranh, đánh thẳng vào sào huyệt đối phương trong thời gian ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách