Biến tình địch thành lợn, đem đi ngâm rượu và các thủ đoạn tàn ác chốn hậu cung Trung Hoa
Sáng kiến độc đáo của Võ Tắc Thiên, không ngờ đến tận ngày nay vẫn phát huy tác dụng / Hoàng đế La Mã thông đồng, ngụy tạo 'Thời gian ma', 'ăn cắp' của thế giới 297 năm?
Thời gian gần đây, những bộ phim cổ trang về đề tài hậu cung đang được các nhà làm nghệ thuật Trung Quốc tích cực khai thác. Chủ đề của các tác phẩm nổi tiếng như "Chân Hoàn truyện", "Duyên Hi công lược", "Như Ý truyện"… đều mang nội dung xoay quanh những màn cung đấu, tranh sủng.
Sức hút của những bộ phim này đã khiến cuộc sống chốn thâm cung của cổ nhân trở thành một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm. Thế nhưng ít ai biết rằng, nếu so sánh với một vài màn tranh sủng đầy mưu mô toan tính trên phim ảnh, những cuộc chiến hậu cung trong lịch sử thực tế còn thảm khốc và ác liệt hơn rất nhiều.
Đòn ghen hiểm độc của Lữ hậu khiến tình địch "sống không bằng chết"
"Nhân trệ" (hay còn gọi là "người lợn") là hình phạt tàn bạo đã từng được thi hành với một sủng phi của Hoàng đế Lưu Bang thời nhà Hán. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Năm xưa, hậu cung của Hoàng đế khai quốc của Hán triều là Hán Cao Tổ Lưu Bang từng có một vị phi tử vô cùng được sủng ái. Đó chính là Thích phu nhân.
Khi Lưu Bang còn tại thế, vị phi tần họ Thích này được nhà vua cưng chiều tới nỗi có thể coi như muốn gì được nấy. Thậm chí Hán Cao Tổ từng có ý định phế trưởng lập thứ, đưa con trai bà lên làm Thái tử.
Tuy nhiên dự định này chưa thành hiện thực thì Lưu Bang đã qua đời, quyền lực Hán triều rơi vào tay người vợ cả khét tiếng của ông – Lữ hậu.
Đối với tình địch từng suýt đe dọa tới địa vị của mình như Thích phu nhân, Lữ hậu đã trả thù bằng phương pháp vô cùng ghê rợn.
Về đòn ghen tàn độc của Lữ Trĩ, "Sử ký" phần "Lữ Thái hậu bản kỷ" có ghi lại: Bà cho người chặt hết tay chân Thích phu nhân, móc mắt, hủy tai, lại cho uống thuốc câm rồi ném vào nhà xí. Vị phi tần được Tiên đế sủng ái năm xưa cứ như vậy mà biến thành "nhân trệ" – người lợn.
Tàn nhẫn hơn, Lữ hậu sau đó còn phái người ngày đêm giám sát Thích phu nhân, tuyệt đối không cho bà tự sát, khiến bà phải trải qua cảm giác "sống không bằng chết" theo đúng nghĩa đen cho tới lúc tận mạng.
Đem đối thủ đi ngâm rượu, Võ Tắc Thiên cả đời sống trong ám ảnh và sợ hãi
Mặc dù từng dùng thủ đoạn tàn độc để thanh trừng đối thủ chốn hậu cung, thế nhưng bản thân Võ hậu cũng phải sống trong ám ảnh và sợ hãi trước hình phạt đẫm máu của mình dành cho đối thủ. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Nói về những màn cung đấu nổi danh, sẽ là thiếu sót nếu không kể tới Võ Tắc Thiên – một trong những người phụ nữ quyền lực hàng đầu trong lịch sử Trung Hoa.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, Võ thị chiếu theo quy củ nên buộc phải xuất gia. Đến khi Đường Cao Tông Lý Trị kế vị, hậu cung Đường triều tuy đã có Hoàng hậu, nhưng người được sủng ái nhất lại là Thục phi Tiêu thị.
Vương Hoàng hậu của Cao Tông vì lo lắng địa vị của mình sẽ bị đe dọa, liền đưa Võ Tắc Thiên trở về hậu cung vừa để hầu hạ nhà vua, vừa có ý đồ sẽ cùng Võ thị liên thủ nhằm diệt trừ phe cánh Tiêu Thục phi.
Không ngờ nước cờ đầy toan tính của vị Hoàng hậu này đã đi hoàn toàn chệch hướng. Bởi sau khi trở lại hậu cung, Võ Tắc Thiên đã chiếm trọn sự sủng ái của Cao Tông Lý Trị.
Chưa dừng lại ở đó, để tránh bước vào vết xe đổ của tình địch, bà còn chủ động bày mưu tính kế để gạt bỏ hai đối thủ "nặng ký" của mình. Đó không phải ai khác mà chính là Hoàng hậu Vương thị và Thục phi Tiêu thị.
Kết cục của hai phi tử này cũng không khá hơn Thích phu nhân thời nhà Hán là bao. Không chỉ khiến tình địch bị phế làm thứ dân, Võ Tắc Thiên còn "noi theo" độc chiêu của Lữ hậu năm xưa, sai người chặt hết tay chân của Vương thị và Tiêu thị rồi bỏ vào chum rượu để họ biết cảm giác "mê ly đến tận xương tủy".
Tương truyền rằng, Tiêu thị vì chết quá uất ức và đau đớn nên đã để lại một lời nguyền rủa độc địa:
"Võ thị hồ ly tinh! Kiếp sau ta phải làm mèo để nuốt chửng con chuột nhắt nhà ngươi".
Về phần Võ hậu, có giai thoại truyền lại rằng bà vì sợ hãi trước lời nguyền rủa của Tiêu thị nên đã giết chết con mèo cưng của chính mình. Dù vậy, Võ Tắc Thiên sau này vẫn chìm trong sợ hãi suốt một thời gian dài, thường xuyên mơ thấy ác mộng và luôn ám ảnh mỗi khi nghe được tiếng mèo kêu.
Án oan của hai sủng phi thời nhà Minh tiết lộ về thủ đoạn hiểm độc chốn thâm cung
"Nhâm Dần cung biến" (Sự biến hậu cung năm Nhâm Dần) dưới thời vua Gia Tĩnh không chỉ lấy mạng hàng loạt cung nữ mà còn khiến hai sủng phi của nhà vua phải chết trong đau đớn. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).
Vào thời nhà Minh, vua Gia Tĩnh vì mù quáng tìm kiếm sự trường sinh bất tử nên đã tin vào thuật luyện đan, từ đó làm ra nhiều hành động bóc lột, hành hạ cung nữ.
Theo một số tài liệu dã sử, Gia Tĩnh thậm chí còn yêu cầu cung nữ phải giữ sạch sẽ tuyệt đối bằng cách không được ăn uống khi đến kỳ kinh nguyệt, chỉ được ăn lá dâu cầm hơi.
Chính những yêu cầu khắc nghiệt từ nhà vua đã khiến không ít cung nhân lâm bệnh, Tử Cấm Thành thời bấy giờ cũng trở thành địa ngục của những người thuộc tầng lớp nô bộc.
Tới ngày 17 tháng 1 năm Gia Tĩnh thứ 21 (năm 1542), một số cung nữ vì quá bất mãn nên đã bí mật lẻn vào Càn Thanh cung quyết ám sát bằng được Hoàng đế.
Thế nhưng ngay vào thời điểm nhà vua đang thoi thóp khi bị cung nhân thắt cổ, Phương Hoàng hậu đã kịp thời tới tẩm cung để cứu giá.
Thừa dịp hoàng cung xảy ra chuyện tày trời, Hoàng hậu đã tranh thủ vu cáo cho hai sủng phi là Tào Đoan phi và Vương Ninh tần, giá họa cho họ tội danh xúi giục cung nữ mưu phản.
Kết quả là Tào thị và Vương thị cùng mười mấy cung nữ ám sát nhà vua đều bị xử tử bằng lăng trì và chết một cách đầy đau đớn.
Sự thực là những màn cung đấu trên phim ảnh chỉ phản ánh một phần nhỏ những cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở chốn thâm cung Trung Hoa thời xưa. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).
Từ cổ chí kim, phàm là hậu cung càng nhiều giai lệ thì sẽ càng xuất hiện nhiều mưu mô quỷ kế để tranh giành, chiếm đoạt. Họa chăng chỉ có vị vua duy nhất duy trì chế độ một vợ một chồng như Minh Hiếu Tông thì mới sở hữu gia thất được xem là yên ổn.
Tới thời nhà Thanh, nếu đánh giá một cách khách quan, giai đoạn hậu cung tranh đấu khốc liệt nhất xảy ra vào thời Khang Hi và Càn Long tại vị. Bởi hai vị vua này đều sống rất thọ, số lượng phi tử đương nhiên không hề ít.
Ngay cả khi trong thâm cung vẫn có một vài phi tần bỏ mạng vì đủ loại nguyên nhân ly kỳ khác nhau, thì những hình phạt như lăng trì, biến thành người lợn, ngâm rượu… cũng không còn được thi hành.
So với những màn cung đấu đẫm máu và khốc liệt kể trên, các vị nương nương thời nhà Thanh trong một vài bộ phim cổ trang đang gây xôn xao gần đây vẫn được xem là văn minh và hiền hậu hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ