Bộ sưu tập nhiều người thèm khát của Nam Phương Hoàng Hậu, 1 chiếc bát có giá lên đến hơn 20 tỷ đồng
Biệt phủ của đại gia Vĩnh Long làm từ 4.000 cây dừa, hồ cá Koi cũng trang trí từ gỗ dừa, độc lạ nhất miền Tây / Bí mật bên trong mộ cổ bị bỏ hoang của đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam Kỳ xưa
Vào ngày 17/6/2022, nhà đấu giá Drouot tại Paris, Pháp đã tổ chức phiên đấu giá bộ sưu tập của Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Phiên đấu giá đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam và quốc tế.
Bộ sưu tập của Nam Phương Hoàng Hậu bao gồm hơn 150 tác phẩm nghệ thuật và cổ vật, được bà sưu tầm trong suốt cuộc đời mình. Trong đó, có nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, tiêu biểu phải kể đếnmón đồ‘khơi dậy sự thèm muốn’ của nhiều người quan tâm đến buổi đấu giá, đó chính là chiếc bát ngọc của vua Tự Đức.
Chiếc bát ngọc của vua Tự Đức
Chiếc bát này nằm trong bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương do bà sưu tầm lúc sinh thời, sau đó, bộ sưu tập này của bà đã được truyền lại cho công chúa Phương Mai, con gái của bà. Theo đó, chiếc bát ngọc của vua Tự Đức được làm bằng ngọc bích, đường kính 14,5cm, cao 6,5cm. Trên thân bác khắc nổi 2 con rồng đang bay lượn với xung quanh là mây, viền bát làm bằng vàng. Đáy của bát có khắc dấu chữ triệu với nội dung là ‘Tự Đức niên tạo’.
Ban đầu, nhà đấu giá Drouot đưa ra dự đoán rằng bát ngọc của vua Tự Đức sẽ được bán với giá 30.000 – 50.000 Euro (khoảng 735 triệu đến 1,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau nhiều lần trả giá, tác phẩm này đã được 1 nhà sưu tập mua với giá 45.000 euro (20,7 tỷ đồng). Mức giá này đã khiến nhiều chuyên gia cũng như người tham gia phiên đấu giá cảm thấy bất ngờ.
Ngoài ra, tại phiên đấu giá này, nhiều vật phẩm khác cũng được đem ra đấu giá như Nghiên của vua Khải Định, xuất phát từ cung An Định ở Huế với giá 286.000 euro (7,02 tỷ đồng). Cặp hộp ngọc bích hình động vật với đôi mắt khảm bằng đá cứng màu đen được bán ở mức 221.000 euro (5,4 tỷ đồng).
Hai tách trà men xanh lam được bán giá 104.000 euro (2,6 tỷ đồng). Trên nền trắng, hình ảnh hai con rồng năm móng đang tìm ngọc trên mây, họa tiết tổ ong được thể hiện tinh tế bằng men xanh lam. Theo Gazette Drouot, cổ vật có từ thời vua Thiệu Trị (1840-1847). Một sản phẩm tương tự hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế....
Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, mỹ nhân tài sắc vẹn toàn của vùng đất Gò Công, Tiền Giang. Bà chinh phục trái tim của vua Bảo Đại để lên ngôi hoàng hậu triều Nguyễn vào năm 1934. Bà cũng là hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà sinh được năm con. Hoàng hậu tập trung chăm sóc con cái, lo lễ tiệc trong cung đình và tham gia một số hoạt động xã hội, từ thiện. Năm 1947, bà cùng các con sang Pháp và sống ở đây đến cuối đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ