Búp bê Kumathong dưới góc nhìn khoa học
"Ngôi nhà ma ám" tại Bắc Kinh và lời đồn về những vụ mất tích bí ẩn / Quái vật ăn thịt kỷ Jura xuất hiện từ tổ tiên ma, "cháu họ" còn tồn tại?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Thái Lan là quốc gia Phật giáo nhưng cũng là một trong những nước mua, bán và xuất khẩu bùa lớn nhất thế giới. Bùa chú tồn tại trong đời sống hàng ngày của người Thái tự nhiên như hơi thở… Ở đất nước chùa Vàng này có những loài bùa chú có 1-0-2.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Châu, trưởng bộ môn Thái Lan học, khoa Đông Phương học, trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG TPHCM cho biết:Bùa chú vật phẩm phong thủy này rất đa dạng. Kumathong có hàng trăm năm rồi. Thực ra kumathong vừa mang tính chất là thần, vừa mang tính chất là quỷ, vừa thiện – ác. Kumathong dịch nguyên từ là cậu bé vàng. Nguồn gốc từ xưa các thầy phù hủy gọi hồn, lấy bào thai bé trai, rang khô, bọc vàng lại… Và dùng để sai khiến.
Xuất phát nguyên thủy là xác thai nhi bọc vàng, sau đó phát triển thành các loại kumathong nung bằng đất, bằng đồng. Còn loại được bán chủ yếu hiện nay trên thị trường là lukthep, dịch ra là búp bê thần, loại búp bê bằng cao su có vong nhi.
Thạc sĩ Kim Châu có nhiều năm sống, học tập và nghiên cứu ở Thái Lan khẳng định: “Đó là mê tín dị đoan. Thực ra không phải riêng gì tôi mà rất nhiều người Thái không tin chuyện này. Tôi thấy bộ phận buôn bán làm ăn thì rất mê tín. Người ta đánh lô, đề nhiều lắm và nhờ những cái này báo cho họ mua số gì. Họ nuôi vài năm là từ bỏ. Cái gì khoa học giải thích được thì tin. Cái này chẳng có cơ sở…Thực ra chùa bên đó cũng không được phép, nhiều lúc họ bị lôi kéo do tính chất thương mại”.
Và giờ thì loại búp bê thần này (kumathong) đang là cái tên “gây sốt” ở Việt Nam.
Giới kinh doanh thường viết rằng: búp bê Kumanthong được các nhà sư tạo ra với mục đích giúp các linh hồn bé nhỏ này có nơi nương tựa, được ăn được chơi, được sống như một đứa trẻ có mẹ có cha và cuối cùng sẽ siêu thoát. Lời thì thầm của giới kinh doanh vào tai bạn và bạn nghĩ nuôi búp bê này có nghĩa bạn đang làm một việc tốt và vong nhi sẽ mang tiền bạc, may mắn đến cho chủ nhân…
Vậy xét ở góc độ Phật giáo thì sao? Tôi đã đến gặp TS Nguyễn Mạnh Cường – một người chuyên nghiên cứu về Phật giáo Nam tông Khơ-me và các loại bùa chú dân gian ở Viện nghiên cứu tôn giáo để nghe ông giải thích.
“Thái Lan là theo Phật giáo Nam tông. Kumathong nếu nói là trong Phật giáo thì không đúng. Nhưng tín ngưỡng dân gian có sự giao thoa với Phật giáo làm đa màu sắc. Vấn đề chính khi sử dụng Kumathong, ở đó nó có một điều trái ngược với suy nghĩ của những người theo đạo Phật là sự kìm hãm siêu thoát. Không đúng với tinh thần Phật giáo. Kumathong trở thành một ngành kinh doanh mất rồi, khi đó, nhiều điều huyễn về nó”, TS Nguyễn Mạnh Cường cho hay.
Điều huyễn hoặc được hồ nghi nhiều nhất có lẽ là chuyện búp bê biết uống coca hay các loại nước có gas. Lần này, tôi tìm đến địa chỉ bán kumathong ở Hà Nội. Đón chúng tôi là một người phụ nữ trung tuổi…Chị này cho biết:“Búp bê đang trên đường về, đây chỉ có các bé ngủ đông thôi… Hôm trước đề về 10 con, có người trúng đấy, nó báo…”
Tôi tiếp tục được xem cảnh kumathong uống coca trong tiếng băng trì chú phát ra từ chiếc điện thoại đặt bên cạnh…Tôi tự bật nắp lon coca, không cần khấn vái gì cả. Chỉ vài giây sau, coca cứ thế chảy ra ngoài.
Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Hoài Sơn cho rằng, câu chuyện ở đây là niềm tin: “Niềm tin thường mang tính chủ quan. Về mặt khoa học thì không có căn cứ búp bê đó ảnh hưởng đến chuyện làm ăn may mắn hay không. Giống như câu chuyện bà chúa kho chẳng hạn…”
Còn chuyên gia tâm linh Trần Vũ Kim Trung khẳng định: sự thần linh của kumathong đang được tạo ra bởi những bài viết chạy quảng cáo trên mạng xã hội.
“Chúng ta thỉnh từ nước ngoài về và gán ghép cho nó những điều không đúng. Và rất nhiều người lợi dụng điều đó để trục lợi cá nhân, tạo hot trend riêng hay bịa ra những câu chuyện thương tâm, đáng sợ, huyền bí rồi đưa đẩy qua nhiều kênh. Theo tôi, họ không nên làm như vậy”.
Theo tờ The Nation, Thai PBS, năm 2016, Tướng Chakthip Chaijinda – Giám đốc Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bày tỏ quan ngại về trào lưu này. Ông nói trong buổi họp báo rằng: “Làm thế nào mà đất nước chúng ta có được ngày hôm nay? Tôi vẫn thực sự bối rối. Nhờ nuôi một con Luukthep chăng? Thật là điên rồ” .
Còn với chúng tôi, khi thực hiện loạt bài này, không phải đi tìm sự đúng – sai, bởi bùa chú là tự do tín ngưỡng dân gian. Chúng tôi chỉ cung cấp thêm thông tin – còn lựa chọn là ở bạn.