Khám phá

Các phi tần phải sử dụng cách này trong "giai đoạn nhạy cảm"

Thời cổ đại, hàng 3 nghìn mỹ nữ trong cung sống để phụ vụ hoàng đế, mong được hoàng để sủng ái, nếu mang thai rồng con thì quả là vinh hạnh tột bậc, không chỉ hoàng đế để mắt, mà còn phục vụ giường chiếu bất cứ lúc nào hoàng đế muốn, thế nhưng hàng tháng phụ nữ gặp rắc rối nhất là “kỳ kinh nguyệt”.

Bí ẩn loài ‘mộc tinh’ tuổi thọ lớn nhất Trái đất, tồn tại hàng nghìn năm, xuất hiện trước cả Kim Tự Tháp / Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng

Thông thường tình huống này rất ít khi xuất hiện, bởi từ thời nhà Hán đã có quy định cho trường hợp này. Nếu như phi tử nào cơ thể "không tiện", họ sẽ chấm lên trán một nốt mực màu đỏ. Điều này giúp các thái giám quản lý phi tần của hoàng đế hiểu được tình trạng của họ, qua đó có thể giúp hoàng đế không chọn nhầm phi tần để thị tẩm.

>> Xem thêm: Bí ẩn đằng sau pho tượng biết đổi màu mặt trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng

phi.jpg 0

Các phi tần trong hậu cung đều muốn được để mắt, hóa thành phượng hoàng.

>> Xem thêm: Bí ẩn ‘ngôi làng ma’ 1.000 tuổi ‘bừng tỉnh' sau gần 3 thập kỷ dưới đáy hồ

Nếu phi tần xảy ra kinh nguyệt, họ sẽ đánh dấu đỏ lên mặt để cho người của hoàng đế hiểu rằng, họ sẽ không thể 'phục vụ' hoàng đế. Ngoài ra còn có cách khác như buộc một sợi dây màu đỏ vào tay, hoặc treo một chiếc đèn lồng đỏ, để ám chỉ rằng không tiện 'quan hệ'.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "phòng ngự y" được thiết kế đặc biệt để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung, nếu sắp đến kỳ kinh nguyệt của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước và sẽ hạ chiếu hiệu của thê thiếp để tránh hoàng đế lựa chọn vào.

>> Xem thêm: Rùng mình trước bức ảnh hiếm hoi lột tả sự tàn nhẫn của hình phạt 'dìm lồng heo' thời phong kiến

Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh nguyệt là một chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng đối với mỗi người phụ nữ. Chuyện này không thể trực tiếp nói cho người ngoài cũng như hoàng đế biết, vậy nên các phi tần luôn phải nghĩ đủ phương pháp để có thể ngầm truyền đạt sự việc, tránh việc khó xử lúc lâm hạnh. Chẳng may hoàng đế trong lúc mất hứng, phi tần có thể bị giáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.

 

Tuy nhiên, vào thời Đường, chuyện này diễn ra dưới dạng tấu sớ. Nếu thân thể phi tần không được thoải mái, có thể viết mật tấu gửi lên hoàng thượng. Trải qua nhiều triều đại khác nhau, phương pháp đơn giản mà thẳng thắn này dần được biến hóa, thay đổi để phù hợp với sự nhu mỳ tế nhị hơn của người phụ nữ, như buộc dây đỏ, đeo nhẫn, hoặc treo đèn trước tẩm cung,...

>> Xem thêm: Làm thế nào người xưa biết rằng con người cần phải ăn muối?

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm