Cánh cổng bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Hàng trăm năm duy nhất 1 người bước qua, phía sau là sự thật đáng buồn
Những cung điện bị khóa kín mít trong Tử Cấm Thành: Du khách nói là lãnh cung, Phổ Nghi tiết lộ bí mật / Nhóm cung nữ kỳ quặc đột nhiên xuất hiện ở Tử Cấm Thành giữa mưa bão năm 1992, sau gần 30 năm vẫn chưa có lời giải đáp
Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực cao nhất trong hơn 5 thế kỷ. Trải qua các đời Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, bên trong Tử Cấm Thành chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn không kém phần thú vị.
Trong số đó phải kể đến một cánh cổng mà không ai trong thiên hạ có thể bước qua. Cánh cổng bị niêm phong hiện nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) phía nam Cố cung.
Cho đến nay, chỉ duy nhất Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng này. Bí mật đằng sau cánh cổng được ghi lại trên tấm bia đặt ngoài cổng.
Trong xã hội phong kiến xưa, các đời vua Trung Quốc đều tổ chức lễ cầu bái thiên địa và thần linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Lễ cúng bái thời ấy của hầu hết các triều đại đều khá phức tạp.
Đặc biệt là khi người xưa có quan niệm "quyền lực của bậc quân vương là do trời ban". Các đời Hoàng đế đều tự xưng là "Thiên tử". Vì thế, việc cúng bái là đặc quyền của vua. Vị vua càng tỏ bày lòng hiếu thảo với trời thì càng thành tâm.
Thiên Đàn khi ấy chính là nơi các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất. Trước khi tế lễ, Hoàng đế sẽ phải đi theo một con đường cố định, thắp hương và khấn vái khắp nơi. Sau đó, vua về chính điện để chuẩn bị cho các hoạt động khác.
Khi chính thức tế lễ vào hôm sau, Hoàng đế sẽ phải đi qua cầu Đan Bệ dài 360 mét để đến bàn thờ, quỳ lạy dâng hương nhiều lần. Toàn bộ quá trình tế lễ đòi hỏi thể lực tốt. Nếu Hoàng đế còn trẻ tuổi sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu đã già yếu thì việc thực hiện nhiều nghi thức sẽ khá mệt mỏi.
Thiên Đàn là nơi các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện nghi lễ tế trời. Ảnh: Sohu.
Như sử sách đã lưu, Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh không chỉ là Hoàng đế tại vị lâu nhất mà còn là người có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông kéo dài gần 60 năm. Vì thế, Hoàng đế Càn Long ắt hẳn là người thực hiện rất nhiều nghi thức tế lễ.
Song, khi tuổi cao sức yếu, ông bắt đầu mệt mỏi khi phải thực hiện nhiều nghi thức phức tạp. Năm 1779, khi Càn Long 70 tuổi, thể trạng ngày càng suy giảm, việc hoàn thành toàn bộ nghi lễ trở nên khó khăn hơn.
Để giải quyết vấn đề, quan chức Thái Thường Tự đề nghị xây một cánh cổng ở phía tây Hoàng Càn điện để rút ngắn quãng đường di chuyển đến Thiên Đàn. Nhờ đó, quãng đường đến Thiên Đàn ngắn đi đáng kể.
Cổ Hy Môn rút ngắn quãng đường từ Hoàng Càn điện đến Thiên Đàn. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, do lo lắng con cháu sau này sẽ trở nên lười biếng trong quá trình tế lễ, Càn Long lệnh cho khắc dòng chữ "Cổ Hy Môn". Ông đặt tên cổng như vậy để dặn dò hậu thế rằng những người dưới 70 tuổi không được đi qua cửa này.
Tuy nhiên, điều mà Càn Long không bao giờ ngờ tới là từ khi cánh cổng được mở, ông là hoàng đế duy nhất bước qua đó. Sau khi Càn Long thoái vị, cửa đóng then cài. Lý do đáng buồn là con cháu sau này của ông không một ai trường thọ quá 70. Vì thế, cho đến ngày nay, chỉ có Hoàng đế Càn Long là người duy nhất từng đi qua cánh cổng này.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?