Câu đố cuối cùng của Tư Mã Ý trước khi chết, sau hàng nghìn năm được giải đáp bởi một lão nông
Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, nhưng vì sao không đấu nổi Tư Mã Ý? / Hậu duệ dốt nát của Tư Mã Ý để mất giang sơn thế nào?
Nói về Tư Mã Ý, tin rằng mọi người đều không xa lạ với nhân vật này, ông là một huyền thoại của thời kỳ Tam Quốc. Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo, nhiều chế độ mà Tư Mã Ý đề xuất đều rất tiến bộ, cũng bởi vì có cải cách của ông mà triều đình không còn phải lo lắng về vấn đề lương thảo.
Ngoài những cải cách về chế độ, Tư Mã Ý cũng lập được rất nhiều công lao nơi chiến trường. Sở dĩ Thục Quốc 5 lần bắc Phạt đều thua, một phần cũng là nhờ có Tư Mã Ý trấn thủ. Từ hai điểm này, có thể thấy Tư Mã Ý bất luận là về mặt chính trị hay quân đội cũng đều là một người rất tài giỏi.
Sau cái chết của Tào Tháo, con trai ông là Tào Phi được thừa kế ngai vàng. Mặc dù những khía cạnh khác của Tào Phi cũng có thể nói là không tồi, nhưng khả năng lại có phần tầm thường, cách giải quyết công việc cũng khá cứng nhắc.
Khi Tào Tháo phân vân giữa việc lựa chọn Tào Phi và Tào Thực, Tư Mã Ý nằm trong số những người ủng hộ Tào Phi và giúp ông lên kế vị. Nhờ thế, Tư Mã Ý được Tào Phi hết lòng tin cậy.
Tào Tháo (trái) và Tư Mã Ý (phải) trên màn ảnh.
Mặc dù luôn được Ngụy quốc trọng dụng, nhưng vì năng lực của mình mà Tư Mã Ý vẫn luôn bị Tào gia nghi ngờ. Tư Mã Ý sao có thể không biết điều này, nhưng ông lại là người giỏi nhẫn nhục.
Cuối cùng, khi Tào Duệ, người kế vị sau Tào Phi lên ngôi, ông trở thành cánh tay đắc lực của vị hoàng đế non trẻ này, chính thức trở thành người nắm quyền lực thực tế của triều đình Tào Ngụy. Đây cũng là lúc ông đặt nền móng cho con trai mình sau này. Không thể không nói Tư Mã Ý là một trong những "đầu sỏ", một gian hùng giỏi giấu mình chờ thời của Tam Quốc.
Anh hùng nói chung thường có hai loại, một loại dựa vào trí tuệ và còn loại kia lại phụ thuộc vào sức mạnh. Rõ ràng Tư Mã Ý thuộc kiểu đầu tiên. Mặc dù về mặt mưu lược thì có vẻ vẫn chưa so được với người em cùng thời là Gia Cát Lượng, tuy nhiên, Tư Mã Ý lại chính là người chống lại nhiều lần Bắc phạt của Thục quốc.
Có thể thấy, Tư Mã Ý chỉ là đang "giấu tài". Phải nói rằng Tư Mã Ý mới chính là người chiến thắng chung cuộc trong cuộc đua Tam Quốc.
Nhân vật Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ.
Tư Mã Ý dành cả cuộc đời để mưu tính, ngay cả trước khi chết, ông vẫn không từ bỏ được "cái nết" này, vẫn muốn để lại cho hậu thế một câu đố vô cùng thâm thúy.
Trước khi chết, Tư Mã Ý đã lường trước rằng kẻ thù nhất định sẽ đến đào bới mộ của mình, vì vậy đã bí mật dặn dò con trai chuẩn bị cho mình thật nhiều quan tài, vào ngày chôn cất, rất nhiều quan tài được khiêng ra khỏi cổng thành.
Những người khiêng quan tài vì đều bị đầu độc chết nên không ai biết mộ của ông rốt cuộc là ở đâu.
Hậu nhân của Tư Mã Ý cũng không bao giờ đến mộ phần cúng bái, chỉ thắp nhang cho ông ở từ đường. Và, mộ của Tư Mã Ý rốt cuộc ở đâu đã trở thành câu đố dường như không tìm ra được lời giải trong suốt hàng nghìn năm.
Tuy nhiên, vào những năm 1980, một lão nông khi đang làm ruộng, vô tình đào được một tấm bia đá. Sau khi thông qua chuyên gia thẩm định, người ta phát hiện ra đó là bia mộ của Tư Mã Ý, điều này khiến mọi người cảm thấy rất bất ngờ.
Cuối cùng sau hàng ngàn năm, câu đố hóc búa của nhà quân sự lẫy lừng Tam Quốc lại được giải bởi một lão nông chân lấm tay bùn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con
Ngôi nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, xây trong 4 năm với hơn 10.000 công thợ
Loài hóa thạch sống sống sót qua 3 lần tuyệt chủng trong 400 triệu năm, giờ lại trở thành thức ăn cho gà, bạn có tin được không?