Khám phá

Chiếc mũ cồng kềnh của vị Quý phi thời nhà Tống từng bị chê làm quá trên phim nhưng tìm hiểu mới bất ngờ với lịch sử của nó

Không ít người cho rằng hình ảnh trên phim luôn thậm xưng để tạo kịch tính, nhưng nếu họ biết được sự tồn tại thật sự thì sẽ càng choáng hơn.

Sách sử chép Dương Quý Phi có vẻ đẹp "tròn đầy", mỹ nhân này thực sự nặng bao nhiêu kilogram? / Hoàng đế sở hữu hàng trăm mỹ nhân, vậy khi họ qua đời, các phi tử sẽ có kết cục ra sao?

Năm 2020, "Thanh bình nhạc" là một trong những bộ phim tái hiện rõ ràng nhất phong cách ăn mặc thời nhà Tống và tác phẩm truyền hình này từng khiến dân tình trầm trồ bàn tán vì chiếc mũ đội đầu hoành tráng của nhân vật Trương quý phi do nữ diễn viên Vương Sở Nhiên thủ vai.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 1.

Trương quý phi (Vương Sở Nhiên) và chiếc mũ đội đầu khiến người xem phải “ố á” trong “Thanh bình nhạc”.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 2.

Khi ấy không ít người cho rằng đoàn làm phim đã "làm quá" lên vì chẳng ai lại đội chiếc mũ cồng kềnh như thế đi loanh quanh cả ngày. Vậy thực tế trong lịch sử nhà Tống có tồn tại loại mũ đội đầu như thế cho các phi tần không?

Câu trả lời là có, thậm chí độ hoành tráng của mũ đội đầu thời nhà Tống còn hơn sự tưởng tượng của bạn rất nhiều.

Có thể bạn chưa biết, phụ nữ thời nhà Tống cực kì thích đội các loại mũ kiêu sa trên đầu. Mũ đội đầu hay còn gọi là phát quan thời nhà Tống rất đa dạng về chất liệu, sơ lược có các loại như: phượng quan, bạch giác quan, hoa quan,...

Phượng quan

Phượng quan là mũ đội đầu chỉ dành riêng cho hoàng hậu đeo vào những dịp đặc biệt. Phượng quan được điêu khắc tinh xảo, chú trọng từng đường nét, hoa văn và khảm các loại đá quý, ngọc bích lên.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 3.

Nhân vật Tào hoàng hậu (Giang Sơ Ảnh) đội phượng quan trong “Thanh bình nhạc”.

Hoa quan

Hoa quan thời nhà Tống là phụ kiện được cải tiến dựa trên thiết kế từ thời nhà Đường và Ngũ Đại thập quốc. Hoa quan là một trong những loại mũ đội đầu được ưa chuộng nhất bởi vẻ ngoài rực rỡ, bắt mắt.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 4.

Tranh vẽ Nhân Tông hoàng hậu đội phượng quan và hai thị nữ đội hoa quan.

Hoa ở đây không chỉ bao gồm hoa thật, hoa tươi để thay đổi thường xuyên mà còn bao gồm các loại hoa giả được thiết kế cầu kì từ đá quý, tơ lụa,... Trong các loại hoa quan thì liên hoa quan - tức mũ đội đầu có hình hoa sen là loại hình được ưa chuộng nhất.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 5.

Hoa quan xinh đẹp được tái hiện trên phim.

Bạch giác quan

Trong bộ phim “Thanh bình nhạc”, Trương quý phi thường đội các loại mũ đội đầu có phần hơi cồng kềnh nhưng rất bắt mắt và xinh đẹp như hoa quan, châu quan, ngoài ra còn có bạch giác quan.

 

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 6.

Trương quý phi (Vương Sở Nhiên) đội bạch giác quan kết hợp với hoa quan.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 7.

Cận cảnh bạch giác hoa quan.

Bạch giác quan lại chia ra thành nhiều loại, dáng xòe như cây quạt thì gọi là phiến hình quan, dáng như đĩnh vàng thì gọi là nguyên bảo quan, ngoài ra còn có ngọc long quan, vân nguyệt quan, ngọc thố quan... Đủ hình đủ loại bạch giác quan mà chỉ cần bạn nghe tên đã có thể hình dung ra sự hoành tráng của chúng. Khi đội bạch giác quan, phụ nữ nhà Tống thường cài thêm lược ngà voi ở phía sau tóc.

Bạch giác quan rất hợp với thẩm mỹ của đại đa số người thời nhà Tống nói chung, nhưng có lẽ là trừ Tống Nhân Tông ra. Vị vua này cho rằng bạch giác quan quá xa hoa và lãng phí nên vào tháng 10 năm 1049 đã ban luật: Cấm dùng sừng làm mũ đội đầu, lược chải tóc. Mũ đội đầu không được to hơn 1 thước (33cm), dài hơn 4 tấc (13cm), lược không được dài quá 4 tấc (13cm).

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 8.

Ngoài các loại mũ đội đầu trên, nhà Tống còn có hạc quan.

 

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 9.

Châu quan.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 10.

Kim ngân hoa quan.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 11.

Châu bảo hoa quan.

Ngoài mũ đội đầu với các kiểu dáng xa hoa rực rỡ, phụ nữ thời nhà Tống còn chuộng lối trang điểm sử dụng các viên ngọc trai để đính lên mặt.

Đương nhiên, việc đính ngọc trai này cũng được phân chia cấp bậc rõ ràng chứ không thể tùy tiện sử dụng. Trong phim "Thanh bình nhạc", Tào hoàng hậu - người đứng đầu hậu cung đính tới 9 viên ngọc trai ở mỗi bên má, riêng các phi tần khác chỉ có thể đính 7 viên mỗi bên mà thôi.

 

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 12.

Tào hoàng hậu sử dụng 9 viên ngọc trai cho mỗi bên thái dương.

Chiếc mũ đội đầu hoành tráng của Trương Quý phi trong "Thanh Bình Nhạc" liệu có thật sự tồn tại, câu trả lời sẽ  - Ảnh 13.

Nhân vật Miêu nương tử trong “Thanh bình nhạc” đội kim ngân hoa quan và đính 7 viên ngọc trai mỗi bên thái dương.

Không ngoa khi nói rằng phụ nữ nhà Tống có gu thẩm mỹ rất cao, hình thức của các loại mũ đội đầu cũng phần nào phản ánh rõ ràng sự thịnh vượng và phát triển của nền kinh tế trong thời kì này. Các chất liệu để làm nên những phụ kiện xa xỉ như ngọc trai, ngà voi, sừng trắng,... được ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm