Chuyện về Nữ hoàng Thụy Điển từng bị chồng gọi là "bệnh hoạn" và đánh mất quyền nuôi dưỡng con gái độc nhất vì những việc làm kì lạ
Chuyện ly kỳ về tù nhân trở thành nữ hoàng của đế quốc Nga / Chân dung ‘Nữ hoàng hải tặc’ khiến nhà Thanh bất lực, gây chống động lịch sử
Xinh đẹp, thời thượng nhưng thiếu trưởng thành và hay ghen tuông là một số những tính từ có thể sử dụng được để miêu tả Maria Eleonora (1599-1655), một nàng công chúa Đức sau này trở thành Nữ hoàng Thụy Điển. Cuộc đời của bà là sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố bao gồm tình cảm, bi kịch, bí ẩn, một chút phiêu lưu cũng như các tình tiết hài hước.
Nữ hoàng Maria
Maria là một người phụ nữ dành nhiều tình yêu thương cho chồng là nhà vua Gustavus Adolphus nhưng lại cực kỳ khinh bỉ con gái mình là Christina, người sẽ thừa kế ngai vàng từ vua cha, đến nỗi người ta tin rằng bà Maria chính là người đã khiến con gái sụp đổ.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1616, nhà vua tương lai Gustavus khi ấy mới 22 tuổi đã bắt đầu tìm kiếm cô dâu cho mình. Khi đó, anh nghe danh một công chúa 17 tuổi vùa xinh đẹp vừa thông minh có tên là Maria Eleonora, con gái của vợ chồng nữ Công tước xứ Phổ.
Không phải ai cũng ủng hộ chuyện tình xuyên biên giới này, đơn cử như anh trai của Công chúa Maria. Anh sợ rằng cuộc hôn nhân của em gái sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa Phổ và Ba Lan. Thế là anh trai của Maria đã viết thư từ chối lời ngỏ của nhà vua tương lai Gustavus.
Dù vậy, Gustavus vẫn không bỏ cuộc. Năm 1620, ông bí mật đến thành phố Berlin, khi đó là kinh đô của nước Phổ, để gặp 2 mẹ con nữ Công tước Anna. Chuyện này sau đó bị anh trai của Maria phát giác nhưng bất chấp sự phản đối của người này, Công chúa Maria được đưa lên tàu sang thành phố Stockholm, Thụy Điển. Một vài tuần sau, cặp đôi tổ chức lễ cưới.
Ban đầu, mọi chuyện diễn ra vô cùng suôn sẻ. Các đại sứ nước ngoài nhận thấy Nữ hoàng mới của họ thông minh và tinh tế. Thế nhưng, bản thân bà Maria rất ghét thành phố Stockholm, coi đây là một nơi thiếu văn minh, không thể sánh bằng Berlin.
Chính vì lẽ đó nên Nữ hoàng Maria gặp khó khăn trong việc thich nghi với khí hậu ở thành phố mới cũng như con người nơi đây. Tuy vậy, bà luôn cố gắng để hòa nhập và một trong những nỗ lực để làm được điều đó là mang các loại hình giải trí từ Đức, Pháp du nhập sang Thụy Điển.
Đáng nói hơn, Nữ hoàng Maria là một người khá bốc đồng. Bà thậm chí còn dùng những từ ngữ khó nghe để nói với mọi người xung quanh bao gồm cả nhà vua dù bà rất yêu quý chồng. Về phía vua Gustavus cũng không phải đối mặt với vợ mình quá nhiều bởi vì ông dành hầu hết thời gian để tham gia các chiến dịch quân đội.
Không có chồng bên cạnh, Nữ hoàng Maria ngày càng chìm vào trầm cảm, không chịu ăn và ngủ. Cũng bởi vì nhà vua thường xuyên đánh cược tính mạng của mình trên chiến trường nên áp lực phải sinh con trai để nối dõi tông đường ngày càng đè nặng lên vai vợ ông.
Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi kết hôn, Nữ hoàng Maria đã mang thai nhưng đứa con này bị chết non. 2 năm sau, bà tiếp tục mang thai một em bé gái nhưng đứa trẻ này mãi mãi không được sinh ra vì mẹ em sảy thai vào tháng thứ 7 của thai kì. Tháng 5/1625, đứa con thứ 3 của Nữ hoàng Maria cũng chịu chung số phận với 2 người chị của mình.
Năm 1926, vua Gustavus trở về Stockholm. Không lâu sau, vào ngày 7/12, Nữ hoàng Maria sinh đứa con thứ 4. Đứa trẻ này may mắn khỏe mạnh mặc dù mắc hội chứng rậm lông tơ lanugo. Lúc vừa chào đời, đứa bé này được nhận định là con trai nhưng sau khi quan sát kĩ hơn thì mới xác định được em là con gái.
Vì sợ phản ứng của nhà vua nên chị gái của ông chỉ dám ẵm đứa trẻ đến trước mặt và để ông tự nhận ra giới tính của con mình. Trái ngược với nỗi lo của mọi người, vua Gustavus không chỉ không tức giận mà còn ẵm con gái và trìu mến nói: "Đứa trẻ này sẽ là một người khéo léo". Ông đặt tên con gái là Christina.
Một vài ngày sau, thông tin đứa trẻ hoàng gia mới chào đời là một tiểu công chúa mới được công bố rộng rãi. Khi đó, Nữ hoàng Maria đã tức giận nói rằng: "Thay vì con trai, tôi đã hạ sinh ra một đứa con gái đen đúa, xấu xí với chiếc mũi cao và đôi mắt đen. Hãy đem nó đi đi, tôi không phải là mẹ của một con quái vật".
Sau đó, những tình huống khó hiểu xảy ra, lúc thì một tia sét đánh vào chiếc nôi suýt nữa là trúng vào người tiểu Công chúa Christina, lần khác là đứa trẻ này bị té cầu thang. Chưa dừng lại ở đó, một nữ y tá được cho là làm rơi bé gái xuống sàn nhà khiến Công chúa bị tật ở vai đến suốt cuộc đời. Nhà vua Gustavus từng mô tả vợ mình là "một người phụ nữ bệnh hoạn".
Vì lẽ đó, Nữ hoàng Maria bị cắt mọi quyền hành đối với con gái. Tiểu Công chúa được giao cho người cô cũng là chị gái của vua cha để chăm sóc và nuôi dưỡng. Vua Gustavus quyết tâm nuôi dạy Công chúa Chirstina như một đứa con trai, đưa em đến tham quan quân đội, day đứa trẻ cưỡi ngựa, bắn súng và đi săn.
Sau một thời gian dài nài nỉ, Nữ hoàng Maria cuối cùng cũng được cho phép đến gần chồng, cùng chung sống tại tòa lâu đài Wolgast ở Đức. 2 năm sau, vua Gustavus chết trên chiến trường sau khi lãnh phát súng vào đầu.
Năm 1633, Nữ hoàng Maria trở về Thụy Điển. Bà không chịu chôn cất thi thể của chồng trong suốt hơn 1 năm và buộc con gái Christina phải sống trong những căn phòng tối om, chìm ngập trong không khí u ám của tang lễ.
Rùng rợn hơn, chiếc quan tài bằng vàng chứa trái tim của vua Gustavus được treo trên lơ lửng trên đầu giường Công chúa Christina. Thời điểm đó, nàng công chúa này đang bị bệnh nặng, trên ngực trái xuất hiện vết loét gây đau đớn.
Vì nhiều yếu tố, Nữ hoàng Maria bị tước quyền điều hành hoàng gia và Công chúa Christina thì còn quá nhỏ. Sau đó, Nữ hoàng Maria bắt đầu làm thân với hoàng gia Đan Mạch thậm chí còn tính đến chuyện cưới xin cho con gái với Hoàng tử Ulrik nước này. Điều này khiến tòa án hoàng gia rất lo lắng và bắt đầu dõi theo từng đường đi nước bước của Nữ hoàng.
Năm 1636, sau khi mất đi quyền nuôi con, bà rất muốn trở về quê nhà ở Phổ nhưng chưa thể thực hiện được. Khi chính phủ hoàng gia đến thăm nơi đây, Nữ hoàng Maria đã tận dụng cơ hội này để liên lạc với Vua Đan Mạch Christian IV mong được trốn đi một cách bí mật. Năm 1640, Nữ hoàng Maria lên thuyền được cho là sẵn sàng đưa bà về quê nhà nhưng bà lại năn nỉ được đưa đến Đan Mạch.
Đến đây, Nữ hoàng Maria cảm thấy nhớ Thụy Điển. Năm đó, Công chúa Christian được 22 tuổi đã sắp xếp để đoàn tụ với mẹ ở Stockholm. Cô đến bến cảng chờ Nữ hoàng Maria nhưng vì thuyền cập bến trễ hơn dự định nên cả đoàn buộc phải cắm trại tại đó trong 2 ngày. Sức khỏe của nàng công chúa trẻ tuổi không thể chịu được thời tiết khắc nghiệt nên đã đổ bệnh.
Năm 1650, Nữ hoàng Maria dự lễ đăng quang của con gái. Trước đó, nàng công chúa đã mua cho mẹ một tòa lâu đài gần với nơi ở hoàng gia để 2 mẹ con tiện gặp gỡ.
Chỉ 4 năm sau đó, Công chúa Christina đã thoái vị và nhường ngôi lại cho người anh họ vì cảm thấy mệt mỏi với trách nhiệm hoàng gia. Về phía Maria, mối lo duy nhất của bà là vấn đề tài chính sau khi con gái không còn là nắm giữ quyền điều hành hoàng gia nhưng được vị vua mới trấn an.
Sau đó, cuộc sống của bà Maria được tài trợ hết mức cho đến lúc bà chết vào năm 1655. Bà được chôn cất ở nhà thờ, ngay cạnh chồng và 2 người con của bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách