Clip: Đàn sư tử 17 con "chào thua" chú nhím nhỏ
Trong 'Tây Du Ký', hang động của Trư Bát Giới bị Tôn Ngộ Không thiêu rụi, lấy kinh xong thì hắn đi đâu? / Một vị thần bí ẩn trong Tây Du Ký gần như chưa bao giờ xuất hiện nhưng lại viết hai lá thư khiến Tôn Ngộ Không phải khóc
Sư tử là một trong những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất hành tinh, đó là điều không cần phải bàn cãi. Chúng còn là loài động vật sinh sống, săn mồi theo bầy đàn với số lượng từ 15 - 40 con, cộng với sức mạnh và bộ kỹ năng săn mồi hoàn hảo của từng cá nhân, gần như khiến con mồi khi rơi vào vòng vây của 1 đàn sư tử đều không có cơ hội trốn thoát.
Tuy nhiên, trong đoạn clip được quay bởi kiểm lâm Lucien Beaumont tại Khu bảo tồn động vật tư nhân Londolozi ở Nam Phi sẽ cho chúng ta thấy điều kỳ diệu.
Nhân vật chính trong đoạn clip là một con nhím bờm Nam Phi (crested porcupine), có đặc trưng cực kỳ dễ nhận ra đó là những chiếc lông gai dài và sắc nhọn dùng để bảo vệ toàn bộ cơ thể.
Đây là loài gặm nhấm có thân hình tương đối to so với đồng loại, khi trường thành có chiều dài đạt khoảng 75 cm và nặng tầm 20 kg. Độ dài của lông nhím thay đổi theo bộ phận trên thân, lông lưng giao động từ 2,5 cm đến 30 cm.
Với kích thước của con nhím trong đoạn clip, nó có vẻ phù hợp cho một bữa ăn nhẹ đối với đàn sư tử. Nếu so sánh với những loài động vât mà đàn sư tử đã từng khuất phục như linh dương, trâu rừng... thì con nhím hoàn toàn không có cơ hội để toàn mạng.
Nhím cũng không phải là loài động vật có tốc độ nổi trội để có thể chạy trốn, do đó nó chỉ có thể đứng yên trước sự thăm dò của đàn sư tử.
Lúc này khoảng 5 con sư tử cái, những con vật chịu trách nhiệm đi săn chính trong đàn, đã vây chặt xung quanh con nhím.
Con nhím xù bộ lông gai nhọn khiến sư tử không có cách nào tiếp cận được nó. |
Thông thường, khi tiếp cận đủ gần, sư tử sẽ sử dụng chiêu thức là cắn thẳng vào cổ họng con mồi, sau đó dùng sức mạnh của mình ghì chặt nó xuống và đợi đến khi con mồi chảy máu, kiệt sức đến chết rồi sẽ xẻ thịt đem về chia cho đàn của mình.
Tuy nhiên, như trong đoạn clip, con nhím quá thấp so với tầm với của đàn sư tử, cùng với việc con nhím cực kỳ khôn khéo khi luôn chuyển động ngược lại so với đàn sư tử và xù bộ lông gai sắc nhọn của mình lên hướng về phía sư tử khiến chúng không thể nào tìm được yếu điểm của nhím.
Sau một hồi loay hoay mãi mà không tìm được giải pháp, đàn sư tử đã không còn kiên nhẫn và đành phải ngậm ngủi bỏ đi.
Theo Beaumont, quyết định từ bỏ con mồi "xương xẩu" của bầy sư tử là chính xác bởi vì đã có trường hợp sư tử vì tham ăn đã tấn công nhím bất chấp việc bị thương tổn gây ra bởi bộ lông của nó. Hành động táo báo đã dẫn đến việc con sư tử đó bị những chấn thương ở tay, chân, miệng khiến nó từ đó về sau không thể tiếp tục đi săn được nữa. Có trường hợp lông nhím còn cắm vào vào lồng ngực hoặc phổi kẻ săn mồi khiến nó phải nhận một cái chết tức tưởi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Clip nguồn: Londolozi Game Reserve.