Cô gái mang tranh Đường Bá Hổ đi thẩm định khiến trường quay náo loạn, chuyên gia run tay: Tôi cũng không dám định giá!
Bức ảnh hổ ôm cây đẹp tựa tranh vẽ / Ghé thăm những địa danh 'đẹp như tranh vẽ' ở Trung Quốc
Trên sân khấu chương trình "Tác phẩm tiềm năng" - một dạng chương trình kiểm định bảo vật được sản xuất bởi Đài truyền hình Thiên Tân, một vị khách mời đã khiến cả trường quay ồ lên thích thú khi mang tới bức tranh của danh họa Đường Bá Hổ. Khán giả trường quay nghe xong lời giới thiệu bỗng náo động và các vị chuyên gia cũng tỏ rõ vẻ bất ngờ.
Đường Bá Hổ - danh họa phong lưu
Khán giả yêu điện ảnh có lẽ không còn xa lạ gì với cái tên Đường Bá Hổ. Tại Việt Nam, khán giả biết tới Đường Bá Hổ qua bộ phim hài Hong Kong "Đường Bá Hổ điểm Thu Hương" của vua hài Châu Tinh Trì.
"Đường Bá Hổ điểm Thu Hương" là một trong những phim điện ảnh đặc sắc nhất của Châu Tinh Trì. Ảnh: Sohu.
Đường Bá Hổ (1470 - 1524) hay Đường Dần là một nhân vật có thật sống dưới thời đại nhà Minh. Các tác phẩm điện ảnh sau này khắc họa nhân vật Đường Bá Hổ như một danh họa tài năng, những người giàu có quyền lực đương thời đều muốn sưu tầm tác phẩm của ông.
Song xét cho cùng, điện ảnh luôn có nhiều yếu tố phóng đại, việc Đường Bá Hổ có thực sự tài năng như vậy hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Sử sách ghi chép, Đường Bá Hổ xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, từ nhỏ đã chăm học hành, năm 16 tuổi đỗ đạt trong kỳ thi phủ, thi hương. Tuy nhiên vài năm sau, Đường Bá Hổ bị tống vào ngục do liên quan tới một vụ án ở khoa trường.
Tác phẩm tranh phong thủy của Đường Bá Hổ. Ảnh: Sohu.
Sự chán nản, bất mãn với nhân thế khiến Đường Bá Hổ không còn ý chí làm quan, gây dựng tiền đồ mà chỉ đắm chìm trong nghệ thuật. Giáo sư Tôn Đơn Lâm phân tích trong chương trình của đài CCTV, Đường Bá Hổ là nhân vật phong lưu, ông tài hoa song không gò bó về lễ nghi, phép tắc mà nổi loạn, tiêu dao, thậm chí còn thường xuyên lui tới chốn thanh lâu.
Các tác phẩm tranh, thơ của danh họa này thường liên quan tới nữ sắc, sự hưởng thụ song thành tựu cao nhất của ông tập trung ở tranh sơn thuỷ. Sở dĩ tranh sơn thuỷ đạt đến thành tựu cao là do ông biết học tập, cách tân, sáng tạo của các trường phái hội hoạ Nam tông, Bắc phái.
Thành công và được lưu danh song có rất ít tác phẩm của Đường Bá Hổ được hậu thế lưu truyền. Tranh Đường Bá Hổ đang lưu hành tại Trung Quốc thực tế là do hậu thế chép lại, không phải tranh gốc nên giá trị giảm sút rất nhiều.
Tác phẩm vô giá
Cả trường quay nín thở chờ đợi kết quả kiểm định, ai cũng tò mò vì chưa ai từng nhìn thấy tác phẩm gốc của Đường Bá Hổ. Các chuyên gia thú nhận mình cũng rất run vì lần này phải thận trọng, không được mắc sai lầm.
Kết quả thẩm định cuối cùng không làm mọi người thất vọng, bức tranh phong thủy mà người phụ nữ này mang tới là một tác phẩm gốc, được vẽ vào những năm cuối đời của danh họa. Đường nét hội họa trong tranh rất phù hợp với phong cách kết hợp Nam tông, Bắc phái của Đường Bá Hổ.
Người phụ nữ không giấu nổi niềm vui sướng khi nghe kết luận của chuyên gia thẩm định. Ảnh: Sohu.
Cả trường quay xôn xao, ai cũng muốn các chuyên gia nói xem tác phẩm này có giá trị như thế nào. Chuyên gia khẳng định bản thân cũng không dám định giá bởi trên thị trường chưa từng có tác phẩm nào của Đường Bá Hổ được đấu giá để so sánh song cá nhân ông đoán rằng giá tranh sẽ đạt khoảng vài triệu NDT.
Chuyên gia thẩm định nói thêm: "Tôi cũng không thể ngờ rằng một tác phẩm như thế này lại tồn tại, thật sự cảm ơn bạn đã đến đây để chúng tôi được chiêm ngưỡng!" Người phụ nữ nghe tới đây không giấu nổi niềm vui sướng, khán giả cũng vô cùng hào hứng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm