Con người đã từng... ngủ đông để chống chọi lại cái lạnh?
Hóa thạch xương cho thấy người Neanderthal có thể đã từng có chiến lược ngủ đông giống như loài gấu, theo một nhóm nghiên cứu.
Có bao nhiêu loài người tiền sử từng sống trên Trái Đất? / Tìm thấy con lai của người hiện đại và người tiền sử
Kết luận này được đưa ra dựa trên các cuộc khai quật hang Sima de los Huesos - còn gọi là hố xương - ở Atapuerca, gần Burgos thuộc miền bắc Tây Ban Nha. Đây là một trong những khu vực khảo cổ quan trọng nhất thế giới, nơi những hóa thạch có niên đại hơn 400.000 năm và có thể là của những người Neanderthal đầu tiên.
Sima de los Huesos, một hố chôn tập thể 400.000 năm trước.
Trong bài báo đăng trên tạp chí L'Anthropologie, hai nhà nghiên cứu ở Đại học Democritus Thrace ở Hy Lạp là Juan-Luis Arsuaga (người đứng đầu nhóm khai quật) và Antonis Bartsiokas viết rằng, các hóa thạch được tìm thấy ở Sima de los Huesos có các dấu hiệu cho thấy xương đã bị gián đoạn phát triển vài tháng trong mỗi năm. Đồng thời, họ nhận định, các dấu hiệu tổn thương trong những bộ xương người cũng giống như những tổn thương trong xương của các loài động vật ngủ đông khác.
Theo nhóm nghiên cứu, những người sống trong hang đã “ở trong trạng thái trao đổi chất chậm, giúp họ tồn tại một thời gian dài trong điều kiện lạnh giá bằng nguồn cung hạn chế thực phẩm và lượng mỡ dự trữ trong cơ thể”. Họ ngủ đông và điều này được "lưu lại" trong sự gián đoạn quá trình phát triển xương.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận giả thuyết này “nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng”, nhưng họ chỉ ra nhiều loài động vật có vú, bao gồm cả linh trưởng, cũng ngủ đông. Phát hiện này cho thấy cơ sở di truyền và sinh lý học của việc ngủ đông có thể được lưu giữ ở nhiều loài động vật có vú, kể cả con người, theo Arsuaga và Bartsiokas. “Chiến lược ngủ đông sẽ là giải pháp duy nhất để họ sống sót khi phải trải qua hàng tháng trời lạnh giá trong hang động,” các tác giả nói.
Hình ảnh tái hiện một gia đình Neanderthal trong bảo tàng, những người đã phải đối mặt với mùa đông rất khắc nghiệt.
Một số lập luận phản bác cho rằng, người Inuit và Sámi hiện đại - mặc dù sống trong điều kiện khắc nghiệt, lạnh giá của Bắc Cực - không hề ngủ đông. Vậy tại sao những người ở trong động Sima lại ngủ đông?
Đáp lại, Arsuaga và Bartsiokas nói, cá béo và mỡ tuần lộc là nguồn thức ăn cho người Inuit và Sámi trong suốt mùa đông và họ không cần phải ngủ đông. Ngược lại, khu vực xung quanh Sima nửa triệu năm trước không có đủ thức ăn. “Sự khô cằn của Iberia khi đó không thể cung cấp đủ thực phẩm giàu chất béo cho người dân Sima trong mùa đông khắc nghiệt - khiến họ phải dùng đến chế độ ngủ đông trong hang động”, các tác giả nói.
“Đó là một lập luận rất thú vị và nó chắc chắn sẽ kích thích nhiều tranh luận. Tuy nhiên, hiện vẫn có những lời giải thích khác cho những dấu hiệu của xương hóa thạch tìm thấy ở Sima," nhà nhân chủng học pháp y Patrick Randolph-Quinney ở Đại học Northumbria, Newcastle, nói.
Chris Stringer ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London thì chỉ ra rằng ngay cả các loài động vật có vú lớn, như gấu, cũng không thực sự ngủ đông, vì cơ thể to lớn của chúng không thể hạ nhiệt độ lõi xuống đủ thấp. Thay vì ngủ đông, chúng bước vào một giấc ngủ ít sâu hơn, được gọi là torpor. Nhưng dù ở trạng thái torpor, bộ não có kích thước lớn như của người Sima vẫn tiêu tốn rất nhiều năng lượng và không phù hợp để sinh tồn.
“Dù sao, đây là một ý tưởng hấp dẫn có thể được thử nghiệm bằng cách kiểm tra bộ gen của người Sima, người Neanderthal và người Denisovan để tìm các dấu hiệu gen liên quan đến sinh lý của torpor,” ông nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt
Cột tin quảng cáo