Cuộc đời lặng lẽ của thứ phi Mộng Điệp
Tỷ phú Hong Kong chết thảm sau thương vụ bạc tỷ mua lại lâu đài cổ, hé lộ 'lời nguyền' ám ảnh đeo bám hơn 600 năm / Vua Rắn - 'mảnh ghép' bí ẩn bậc nhất của người Maya: Giới khảo cổ điên đầu giải mã
Bà Mộng Điệp sinh năm 1924 trong một gia đình công chức nghèo ở Bắc Ninh. Vì gia đình khó khăn nên khi còn bé, bà sống với bà nội rồi được một người bác ruột ở Hà Nội đón lên nuôi dưỡng và cho ăn học. Ngày trẻ, bà Mộng Điệp nổi tiếng khắp Hà Nội bởi vẻ sắc nước hương trời và sự duyên dáng thiên bẩm, khiến không biết bao người say mê. Sau này bà Mộng Điệp lấy bác sĩ Phạm Văn Phán – một bác sĩ có tiếng ở Hà Nội khi đó và có với ông một người con trai.
Bác sĩ Phạm Văn Phán xuất thân trong một gia tộc giàu có, quyền quý. Cho rằng mối lương duyên này không môn đăng hộ đối nên cha mẹ bác sĩ Phạm Văn Phán đã phản đối hết sức quyết liệt. Cuối cùng tình cảm của bà Mộng Điệp với bác sĩ Phạm Văn Phán tan vỡ. Dù hôn nhân đổ vỡ và đã có con nhưng nhan sắc của bà Mộng Điệp khi đó vẫn khiến không ít đàn ông xao xuyến.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Bảo Đại được mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ. Lần đầu gặp Mộng Điệp ở sân tennis, hai người đã phải lòng nhau. Cố vấn Vĩnh Thụy thương yêu bà, xem bà như thứ phi phương Bắc. Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo.
Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Ở Hà Nội, bà Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo. Sau khi sinh con, bà đã cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền vàng sang Hồng Kông cho Bảo Đại tiêu dùng và về lại Việt Nam khi chiến tranh sắp nổ ra. Khi Pháp chiếm Hà Nội, bà bị bắt nhưng nhờ sự phản đối của cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài nên bà được trả tự do.
Ở nước ngoài, không chịu được thử thách của hoàn cảnh, Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp năm 1948, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng ở Tây Nguyên.
Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày hạnh phúc nhất của bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.
Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung (tứcĐoan Huy Hoàng Thái Hậu, mẹ của Bảo Đại) quý mến. Bà được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).
Năm 1953, chiến tranh ác liệt, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh, bà ở lại luôn bên đó.
Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (1954 - 1955) và Bảo Sơn (1955 - 1987). Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ của chính phủ Pháp.
Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui thì chính các con là nguồn hạnh phúc lớn nhất với bà. Thế nhưng Bảo Hoàng, con trai cả của bà, mất một năm sau khi chào đời còn Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn năm 1987, qua đời khi mới ngoài 30 tuổi. Quá đau khổ, hơn 10 năm bà ẩn mình trong một căn hộ ở 24 Bd Rueilly quận 12, Paris.
Năm 1980, bà Từ Cung qua đời ở Huế, đích thân bà Mộng Điệp đến Toà đại sứ Việt Nam tại Pháp xin chuyển tiền về lo tổ chức tang lễ cho Đức Từ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà để khi khuất núi sẽ được táng gần lăng mộ Đức Từ Cung ở Huế nhưng cuối cùng không thực hiện được.
Ngày 26/6/2011, bà mất tại Pháp, thọ 87 tuổi. Làm dâu hoàng tộc Nguyễn khi đã suy tàn, bà trước sau vẫn giữ cung cách của một bà phi chân chính. Mãi cho đến khi qua đời, bà vẫn chung thủy với dòng họ Nguyễn Phước và cựu hoàng Bảo Đại. Bà còn để lại nhiều tài liệu giúp làm rõ thêm cuộc đời của ông vua cuối cùng triều Nguyễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm