Khám phá

Đã phát hiện "thiên đường sự sống" ở hành tinh gần Trái Đất nhất

Hệ Mặt Trời còn 2 hành tinh khác ngoài Trái Đất nằm trong "vùng sự sống". Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nơi có thể sống được ở 1 trong 2 thiên thể đó.

Thiếu cảnh giác, báo săn suýt trở thành miếng mồi ngon của báo hoa mai / ‘Sửng sốt’ với những động vật cứ ngỡ như sinh vật ngoài hành tinh

Ứng cử viên đầy bất ngờ cho "thiên đường sự sống" chính là Sao Kim, thứ từng được coi như một "địa ngục" của Hệ Mặt Trời. Nằm ở vị trí thứ 2, xa Mặt Trời hơn Sao Thủy nhưng Sao Kim có nhiệt độ cao hơn. Thế nhưng theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology, có một nơi trên hành tinh này có nhiệt độ tương đương Trái Đất: từ 0 đến 50 độ C và áp suất 1 bar hoàn hảo: một thiên đường lơ lửng giữa tầng mây dày.

Khu vực đó nằm ở độ cao 40 đến 60 km phía trên bề mặt của Sao Kim, thuộc tầng mây giữa và dưới của hành tinh này.

Đã phát hiện thiên đường sự sống ở hành tinh gần Trái Đất nhất - Ảnh 1.

Sao Kim - bản sao địa ngục của Trái Đất - có thể có sự sống - Ảnh: NASA

Các tác giả, dẫn đầu bởi tiến sĩ Sara Seager từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) cho rằng thứ đang sống trên đó là những vi sinh vật có vòng đời bền vững: các bào tử của chúng tuy bị rơi xuống tầng mây thấp, nhưng sự vận hành của bầu khí quyển sẽ lại đưa chúng lên tầng mây ôn đới phía trên.

Bào tử sẽ hoạt động y hệt bào tử của các sinh vật bậc thấp trên Trái Đất sau khi được bao bọc trong chất lỏng của tầng mây này sẽ nảy mầm và bắt đầu trao đổi chất, phân chia trong các giọt chất lỏng đã được chứng minh là lơ lửng rất nhiều trong khu vực này. Các giọt chất lỏng ngưng tụ, lắng xuống rồi lại bay hơi. Sự bay hơi kích thích sự phân chia và hình thành tế bào.

Đã phát hiện thiên đường sự sống ở hành tinh gần Trái Đất nhất - Ảnh 2.

Các vệt kỳ lạ trên bầu khí quyển có thể là thiên đường sự sống - Ảnh: MIT

Và "tổ" của các vi sinh vật này chính là môi trường lỏng bên trong các giọt mây axit sunfuric tưởng chừng như chết chóc. Chúng sẽ liên tục bị rơi sâu xuống dưới, nơi nóng và khó sống, rơi vào trạng thái "ngủ đông", để rồi lại theo các chất lỏng bay hơi lên tầng mây ôn đới và tiếp tục sự sống giống như sự sống trường tồn của các vi khuẩn lam (một loài tảo) trên Trái Đất.

Năm 2018, một nghiên cứu khác từng chỉ ra các mảng tối xuất hiện trong bầu khí quyển của Sao Kim, rất giống với hiện tượng tảo nở hoa trên các đại dương Trái Đất.

 

Theo các nhà nghiên cứu, dấu vết có thể là sự sống nói trên hoàn toàn không có gì quá bất ngờ, bởi "vùng sự sống" của Hệ Mặt Trời của chúng ta bao gồm cả Sao Kim và Sao Hỏa. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng Sao Kim từng là một hành tinh đại dương y hệt Trái Đất, nhưng rồi đã bị nhấn chìm trong hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm