Dân làng tìm thấy lưỡi dao han gỉ bên sông, định vứt đi thì chuyên gia đã can: Nó có thể thay đổi lịch sử đấy!
'Ngũ đại cổ vật' không thể sao chép của Trung Quốc: Được định giá không dưới 1 tỷ NDT / Kho báu quốc gia bị lũ vùi lấp: Sau khi "tái xuất", chuyên gia định giá 1 món cổ vật tương đương 2 tấn vàng!
Đó là câu chuyện xảy ra vào năm 1978, một người dân trong làng thuộc huyện Lâm Đông, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc đã vô tình tìm thấy một vật thể lạ bên bờ phía đông của sông Hạ. Vật đó nằm trong bùn, hóa ra đây là một con dao lưỡi bằng đồng thanh, tay cầm bằng gỗ, dài khoảng 12,5 cm.
Vốn dĩ người nông dân định vứt con dao han gỉ đi nhưng người bạn đi cùng đã kịp thời can ngăn. Người đó cho rằng con dao mà được làm bằng đồng thì rất có thể là một món cổ vật quý giá và khuyên anh ta không nên bỏ nó đi mà hãy giao nộp cho chuyên gia khảo cổ thẩm định.
Sự việc được báo cáo lên Cục Di tích Văn hóa Địa phương, một nhóm chuyên gia đã được cử đến nơi tìm thấy con dao. Sau khi nhìn thấy con dao, họ đã vô cùng vui mừng và nói với người đàn ông rằng: "May mắn anh đã không vứt con dao đi bởi nó thực sự có thể thay đổi lịch sử đấy." Tại sao các chuyên gia lại nói vậy?
Phía đông của bờ sông Hạ, nơi tìm thấy con dao bằng đồng cổ nhất tại Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Bởi sau khi kiểm định chuyên nghiệp, con dao được xác định được làm bằng đồng thanh, với thành phần chính là đồng và thiếc. Niên đại của con dao là từ thời kỳ đồ đá mới (văn hóa Mã Gia Diêu), tức là cách đây ít nhất 4.700 năm. Đây là dụng cụ bằng đồng thanh cổ xưa nhất được phát hiện tại Trung Quốc.
Con dao này là vật chứng minh cho việc Trung Quốc đã tiến vào thời kỳ đồ đồng sớm hơn 1.700 năm so với những công bố trước đây của giới khảo cổ về thời điểm bắt đầu của thời đại này.
Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ, người dân thời tiền sử lúc bấy giờ đã làm chủ được công nghệ luyện đồng. Vì thế, con dao bằng đồng thanh này được coi là bảo vật của quốc gia.
Sau đó, các chuyên gia khảo cổ đã đến nơi người dân làng tìm thấy con dao đồng và tiến hành một cuộc khai quật trên diện rộng. Từ cuộc khai quật này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra di chỉ của dòng họ Lâm (hay còn gọi là di chỉ Đông Hương Lâm). Tổng diện tích của khu di chỉ này lên tới 6.600 mét vuông. Hiện nó đã được công nhận là di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia.
Con dao đồng này đã chứng minh Trung Quốc bắt đầu thời đại đồ đồng từ 4.700 năm trước. (Ảnh: Sohu)
Cũng tại khu di tích này, các chuyên gia đã tìm thấy số lượng lớn cổ vật. Trong đó bao gồm các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đồ dùng săn bắn và đồ thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có 3 khu lò gốm, 98 hố tro…
Tổng số cổ vật tìm thấy lên tới hơn 3.000 món. Những món cổ vật này đã giúp giới khảo cổ làm rõ các mối quan hệ của giai đoạn đầu, giữa và cuối của văn hóa Mã Gia Diêu tại khu vực này.
Theo chuyên gia sử học Vương Văn Nguyên, từ những đồ đồng cổ tìm thấy ở Cam Túc đã chứng minh rằng địa phương này là cội nguồn của ngành luyện kim tại Trung Quốc. Và những người đã tạo nên một nền văn hóa đồ đồng phong phú và tinh xảo cũng xuất phát từ di chỉ của dòng họ Lâm tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ