Khám phá

Đàn ông đi ở rể thời cổ đại có được coi trọng, cuộc sống của họ ra sao?

Thông thường, những người phải đi ở rể có xuất thân nghèo khổ, buộc phải đi ở rể cho những quan lại hay thương gia giàu có nên rất bị coi thường.

Lần đầu tiên: Phát hiện 3 xác ướp Ai Cập nằm trong nhau / Bí mật bên trong kim tự tháp, có gì ở trong đó hàng nghìn năm qua?

Vào thời cổ đại phong kiến, đàn ông có ba thê bảy thiếp là chuyện thường tình, phụ nữ không có tiếng nói, địa vị cũng thấp kém hơn đàn ông.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, đó là đàn ông đi ở rể hay còn được gọi là chuế tuế. Thông thường, những người phải đi ở rể đều có địa vị thấp kém, thậm chí là nghèo khổ, buộc phải đi ở rể cho những gia tộc giàu có. Đặc biệt, nếu đàn ông nghèo nhưng có ngoại hình, tài năng lọt vào mắt xanh một cô gái nhà quyền quý càng dễ dàng phục tùng nhà vợ khi về ở rể. Nếu không phải vì quá nghèo thì bất cứ người đàn ông cổ đại nào cũng sẽ không đi lên con đường ở rể này.

o-re-1692938255.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thậm chí, thời phong kiến, quan niệm “nam tôn nữ ti, phu vi thê cương” (ý chỉ người nam có đặc tính của người nam, người nữ có đặc tính của người nữ) rất được coi trọng. Chính sự khác biệt về đặc tính này mà quyết định sự phân công công việc của người nam và người nữ là ở nhà hay ngoài xã hội trong xã hội phong kiến. Người đàn ông ở thời phong kiến có trọng trách gánh vác gia đình, cũng là người có tiếng nói nhất. Nếu bản thân trở thành vật thế chân đưa đến nhà gái thì coi như là không thể ngẩng đầu lên được nữa.

Từ "chuế" trong "chuế tuế" hay "nhập tuế" còn có ý nghĩa là thừa thãi, vật dư thừa, rườm rà. Như vậy, từ "chuế" mang ẩn ý, đàn ông đi ở rể giống như một cục bướu mọc thừa ở ngoài da, chẳng ai muốn có, ai cũng muốn cắt bỏ khỏi cơ thể.

Theo phong tục cưới hỏi thời phong kiến, khi chuẩn bị cưới gả, nhà trai phải chuẩn bị lễ vật cho nhà gái. Nếu nhà trai có gia cảnh khó khăn, không cầm ra tiền làm lễ vật thì cũng chỉ có thể đem bản thân làm “đồ vật” thế chân cho nhà gái.

o-re-3-1692938276.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Từ "chuế" còn có một nghĩa khác là cầm đợ con. Theo tục lệ ngày xưa, những người nghèo thường đem con bán lấy tiền, sau ba năm không chuộc lại được, con thành nha hoàn cho nhà giàu.

Quan điểm này được Giáo sư Vu Canh Triết của Viện Lịch sử và Văn hóa của Đại học Sư phạm Thiểm Tây (Trung Quốc) xác nhận. Theo giáo sư Vu, những người đi ở rể cho gia đình quan lại, quý tộc hay thương nhân giàu có cũng chẳng dễ sống. Người đi ở rể vốn bị coi như vật thế chân nên thường phải ra sức làm việc cho nhà vợ. Địa vị con rể trong gia đình rất thấp kém, thậm chí còn bị người hầu trong phủ khinh thường.

 

Ở thời Tần hay Hán, đàn ông ở rể còn có nguy cơ bị sung quân đi lính do thời kỳ đó, chiến trận diễn ra liên miên, thiếu người lẫn của. Do không có lính sung quân, triều đình sẽ chiêu thu những người ngoài ngạch như gia đình quan lại phạm tội, dân thường phạm tội, thương nhân không có quyền lực và người còn lại chính là con rể của những gia tộc giàu có.

Nếu không bị sung quân đi lính, cuộc sống của những người đàn ông đi ở rể cũng chẳng khá hơn là bao. Dù có ra sức làm việc cho nhà vợ, những người này vẫn bị coi thường. Khi xảy ra chuyện lớn, con rể sẽ là người chịu trận đầu tiên.

o-re-1-1692938292.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Bấp chấp việc ở rể bị coi thường, những người đàn ông nghèo khó vẫn phải chấp nhận. Hiện tượng ở rể dần trở nên phổ biến hơn sau thời nhà Tống.

Trong "Nhạc dương phong thổ kí" có câu nói: "Gia bần tử tráng tắc xuất chuế" (có nghĩa: Nhà nghèo con trai lớn thì đi gởi rể). Điều đó cho thấy, chỉ những người đàn ông nghèo khó, bần cùng, khốn khổ không có lễ vật cho nhà gái mới phải đi ở rể, chịu cảnh tủi nhục.

Tuy nhiên, vào thời nhà Nguyên do người Mông Cổ cai trị, những người ở rể "dễ sống" hơn. Vốn là những người du mục sinh sống trên thảo nguyên với nền văn hóa đa dạng, người Mông Cổ không phải chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo nhà Hán do đó họ đối xử với những người ở rể tương đối nhẹ nhàng. Thậm chí, con rể còn được phong làm quan chức hay có quyền thừa kế tài sản của nhà gái, được triều đình bảo vệ bằng quyền lực. Đây là một trong những điểm khác biệt hoàn toàn với văn hóa nho giáo của người Hán.

 

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm