Khám phá

Đào được kho báu 300.000 năm chứa đầy báu vật cổ đại

DNVN - Khám phá gần đây tại Học viện Hàng hải ở hạt Kent, Anh đã đưa ra một kho báu khảo cổ đặc biệt, đánh dấu sự hiện diện của loài người tiền sử và những khám phá mới mẻ về cuộc sống của những người khổng lồ trong quá khứ.

Khám phá bất ngờ từ ngôi làng chỉ có phụ nữ sinh sống / Bí mật ít người biết về tàu Titan gặp thảm họa: "Mảnh ghép" đến từ NASA

Chiếc rìu đá lửa khổng lồ
Chiếc rìu đá lửa khổng lồ - cổ vật đáng chú ý nhất trong kho báu 800 món đồ tạo tác có niên đại 300.000 năm. Ảnh: Archaeology

Cuộc khai quật này được lãnh đạo bởi tiến sĩ Letty Ingrey và đội ngũ nghiên cứu từ Viện Khảo cổ học thuộc University College London (UCL - Anh), Đại học Wales và Cơ quan Khảo cổ Wessex. Họ đã phát hiện một bộ sưu tập gồm 800 công cụ đá, được ước tính tuổi đời ít nhất là 300.000 năm.

Những công cụ này không chỉ là một kho báu khảo cổ vô giá, mà còn được chế tác từ những nguyên liệu quý giá nhất trong thời kỳ đồ đá, bao gồm cả đá lửa, và mang một kiểu dáng độc đáo và khó tin.

Trong kho báu này, có hai công cụ đá lửa lớn được nhận xét là những chiếc rìu tay khổng lồ, vượt trội hơn nhiều so với rìu tay thông thường của người tiền sử.

"Những chiếc rìu này có đầu nhọn dài và được gia công tinh xảo, phần cán dày hơn nhiều so với những rìu cùng thời đại" - theo Sci-News.

Chiếc rìu lớn nhất có chiều dài lên đến 29,5 cm và là một trong những rìu tay dài nhất từng được khai quật ở Anh. Đây là bổ sung đáng chú ý cho bộ sưu tập các rìu khổng lồ khác đã được khám phá ở vùng sông Thames và sông Medway.

 

"Những chiếc rìu thủ công này quá lớn đến mức khó có thể tưởng tượng làm thế nào người ta có thể cầm và sử dụng chúng một cách dễ dàng" - tiến sĩ Ingrey cho biết.

Thú vị nhất là khả năng rằng những công cụ này có thể không chỉ được sử dụng để làm việc mà có tính biểu tượng, giống như cách con người hiện đại tạo ra các vật trang trí, làm đồ trang sức hơn là để sử dụng chúng. Điều này chứng tỏ sự mạnh mẽ và khéo léo của những người chế tác và sở hữu công cụ này.

Nhưng điều gây bất ngờ là tuổi đời của những món đồ này, với con số 300.000 năm. Đây chính là khoảng thời gian mà loài người hiện đại Homo sapiens (Người Tinh Khôn) mới chỉ mới vừa xuất hiện.

Kho báu này được cho là thuộc về người anh em của chúng ta, cùng thuộc họ Homo, đã ra đời sớm hơn khoảng nửa triệu năm và đã sống chung với tổ tiên của chúng ta hàng chục ngàn năm: người Neanderthals.

Một số bằng chứng cho thấy nền văn hóa của người Neanderthals đã phát triển trong thời điểm này, có thể thậm chí còn có thêm vài loài người tiền sử khác. Tuy nhiên, dù là ai, kho báu khảo cổ quý giá này là minh chứng cho sự tiến hóa của con người đã diễn ra từ trước khi chúng ta - Homo sapiens - xuất hiện.

 

Sự xuất hiện của những công cụ được chế tác tinh vi cũng đặt câu hỏi cho các nhà khoa học về cách mà những người tiền sử có thể sống sót trong giai đoạn kỷ băng hà khắc nghiệt. Kết quả của cuộc khai quật này đã được công bố trên tạp chí khoa học Archaeology, tạo ra sự kỳ vọng và sự thú vị trong việc khám phá thêm về quá khứ của loài người.

Cao Thông (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm